Quản lý chi tiêu tưởng chừng là những phép tính toán đơn giản nhưng thực ra không phải. Từ quản lý chi tiêu cá nhân hay quản lý chi tiêu cho gia đình đều khiến nhiều người “quá tải” đầu óc nếu không có hỗ trợ của app quản lý chi tiêu. 

App quản lý chi tiêu là ứng dụng điện thoại có thể giúp bạn thống kê các chi tiêu mỗi ngày, mỗi tháng, cho phép bạn thiết lập cơ cấu chi tiêu và lập kế hoạch về chi tiêu. Đây là ứng dụng quan trọng nhưng nhiều người “ngó lơ” hoặc nghĩ rằng nó không cần thiết. Thậm chí, chỉ khi người ta nhận ra sau bao năm trời vất vả phấn đấu, họ vẫn chưa có đồng ra đồng vào thì lúc ấy, họ mới tìm đến sự hỗ trợ của app quản lý chi tiêu. 

Tuy nhiên, muộn còn hơn không, nếu bạn vẫn đang chưa hoạch định tài chính cho bản thân, hãy tìm hiểu ngay về app quản lý chi tiêu và tham khảo top 10 app quản lý chi tiêu iphone và android uy tín nhất hiện này mà chúng tôi đề xuất trong bài viết này. 

Mục lục bài viết

Tại sao nên sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu?

Khi không biết cách quản lý tiền và chi tiêu lãng phí, dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền của, bạn vẫn có thể rơi vào tình trạng bị động tài chính, thậm chí khủng hoảng chi tiêu và luôn sống trong tình trạng nợ nần, tiền tiêu hết trước ngày lương. 

Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây, các app quản lý tài chính cá nhân xuất hiện càng nhiều hỗ trợ mọi cá nhân việc quản lý chi tiêu và lập mục tiêu tiết kiệm, làm giàu hợp lý. Dưới đây là các lợi ích dễ nhìn thấy nhất từ các app quản lý chi tiêu: 

📌 Kiểm soát chi tiêu cá nhân

Khi sử dụng app quản lý chi tiêu, bạn sẽ biết được các nguồn thu nhập, các tài khoản (tiền mặt, tiền ngân hàng) và các chi phí mỗi ngày được chi ra (từ các khoản nhỏ đến lớn, từ ăn uống, nhà cửa, tiền điện thoại, tiền sinh hoạt phí, tiền quà biếu, chi tiêu thuốc thang bệnh tật)… App quản lý chi tiêu sẽ thống kê đầy đủ và cho bạn thấy được tổng quan các khoản thu vào – chi tiêu, từ đó bạn có thể nhận biết được tiền của mình đang được chi vào đâu. 

📌 Cắt giảm khoản chi tiêu không hợp lý

Từ app quản lý chi tiêu, bạn biết được mức độ cân đối thu – chi của bản thân, từ đó nhìn lại các khoản chi tiêu không hợp lý hoặc quá đà để cắt giảm các khoản mua sắm quá đà hoặc mạnh tay cắt bỏ thói quen mua đồ dùng không cần thiết, giúp bảng cân đối thu-chi của chính bạn hợp lý và cân đối hơn. 

📌 Có tiền nhàn rỗi để đầu tư online và tăng thu nhập thụ động

Khi đã dùng đến app quản lý chi tiêu, ai ai cũng sẽ nhận thấy rằng các khoản tiết kiệm mỗi tháng của họ rất nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn có quan niệm rằng phải chi tiêu thật dè sẻn dẫn đến khắt khe với bản thân để tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, đây có thể là một quan niệm sai lầm, ai đó đã nói rằng: “Thay vì nghĩ cách tiết kiệm nhiều hơn, hãy dành thời gian đó để nghĩ làm sao tiền đẻ ra tiền”. Với ứng dụng quản lý chi tiêu, bạn học được cách quản lý tài chính hợp lý, hiểu được giá trị đồng tiền và cũng hiểu rằng, khi có tiền nhàn rỗi, bạn nên tìm cách để gia tăng thu nhập thụ động và hướng tới tự do tài chính.  

Một trong những cách hiệu quả để tăng thu nhập thụ động là dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư online. Khi ấy, bạn không còn trông chờ vào lương hàng tháng và phụ thuộc tài chính. Thu nhập thụ động từ đầu tư online sẽ giúp bạn nâng cao mức sống, tiến tới các mục tiêu lớn như tậu xe, mua nhà, …

 

Đánh giá 10 các APP quản lý chi tiêu trên Android & Iphone

Nếu bạn đang cần tìm một app quản lý chi tiêu hiệu quả, dưới đây là 10 app chi tiêu được người dân Việt Nam quan tâm hiện nay. Nhìn chung, các app quản lý chi tiêu đều thiết kế các menu quản lý các khoản thu – chi hàng ngày nhưng mỗi app sẽ có ưu nhược điểm riêng có. 

*️⃣ Money lover

  • Số điểm trong APP store: 4,6 | Số điểm trong CH play: 4,3
  • Công ty: Finsify
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Số người dùng: hơn 5 triệu cài đặt android và 1,5 ngàn đánh giá trên Appstore
  • Chi phí: Miễn phí tải ứng dụng; Chi phí mua sắm trong ứng dụng gồm các gói truy cập cao cấp như Money Lover PREMIUM Life-time: $17,99 (gần 400 ngàn đồng); Xmas Icon Pack: $1,99 (Hơn 40 ngàn đồng); Linked Wallet Subs 1 month: $2,99 (Gần 70 ngàn đồng). 

🔻 Nội dung giới thiệu:

Money Lover là ứng dụng quản lý chi tiêu từ Việt Nam, ra đời từ năm 2014 và từng giành Giải nhất Ứng dụng di động xuất sắc nhất tại cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2014, được Google bình chọn là Ứng dụng tốt nhất năm 2016 và lọt top 5 ứng dụng tốt nhất trên Android 2017. App quản lý chi tiêu này sẽ giúp người dùng theo dõi các khoản thu chi mỗi ngày, theo dõi các khoản tiết kiệm, vay nợ, quản lý tài khoản từ hơn 25 ngân hàng tại Việt Nam. Ứng dụng cũng giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Quản lý tài chính: App quản lý chi tiêu android và iphone Money Lover cung cấp biểu đồ, báo cáo chi tiết về tất cả các thu nhập, chi tiêu, hóa đơn hoặc tình hình vay nợ của bạn. 
  • Lập kế hoạch với Ngân sách: Trong Money Lover có tính năng Ngân sách, cho phép người dùng lập kế hoạch cho chi tiêu cuả tuần, tháng, hoặc thậm chí là quý. Khi có dấu hiệu “lạm chi”, app Money Lover sẽ nhắc nhở để bạn có thể điều chỉnh.  
  • Liên kết tài khoản ngân hàng: App cho phép liên kết với 25 ngân hàng Việt Nam, từ đó tự động cập nhật số dư, phân loại chi tiêu để tự động thống kê vào ứng dụng. 
  • Các tính năng khác: Theo dõi Tiết kiệm, Theo dõi và nhắc nhở hạn trả các hoá đơn, Theo dõi khoản vay và quá trình trả nợ, Theo dõi các thu-chi định kỳ…
 

Ưu điểm:

✅ Tự động cập nhật các khoản thu chi từ tài khoản ngân hàng.

✅ Tự động nhắc nhở người dùng cập nhật thu chi hàng ngày. 

✅ Cho phép xuất dữ liệu ra file Excel nếu bạn sử dụng phiên bản cao cấp. 

✅ Là ứng dụng Việt Nam nên mọi tính năng, ngôn ngữ đều thuần Việt, dễ sử dụng.

✅ Có thể đồng bộ dữ liệu qua nhiều nền tảng như web hay app điện thoại. 

 

Nhược điểm:

🚫 Nhiều quảng cáo nếu sử dụng phiên bản miễn phí.

 

*️⃣ Sổ Thu Chi MISA

  • Số điểm trong APP store: 4,7 | Số điểm trong CH play: 4,7
  • Công ty: Misa
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Số người dùng: Hơn 500 ngàn lượt cài đặt android và 30,6 ngàn đánh giá trên appstore
  • Chi phí: Tải ứng dụng miễn phí, tốn phí mua các gói cao cấp trong ứng dụng gồm Sổ Thu Chi Premium hàng năm: 89.000 đồng và Sổ Thu Chi Premium: 19.000 đồng. 

🔻 Nội dung giới thiệu:

Sổ Thu Chi MISA là ứng dụng quản lý chi tiêu của công ty phần mềm kế toán Misa Việt Nam. Theo nhiều người, dù không phổ biến bằng nhưng app quản lý chi tiêu Misa dễ sử dụng hơn app Money Lover vì các hạng mục đơn giản, dễ theo dõi. Chính vì vậy, điểm đánh giá của ứng dụng này cao hơn hẳn Money Lover. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Ghi chép thu/chi: App cho phép ghi chép các khoản thu/chi hàng ngày. Ngoài ra, có các phần ghi chép thu chi cho dịp/dự án đặc biệt như sinh nhật, du lịch…
  • Theo dõi vay/nợ: App Misa có thể giúp bạn nhắc nhớ các khoản thanh toán khi đến kỳ. 
  • Luân chuyển dòng tiền: Cho phép luân chuyển dòng tiền giữa các tài khoản như tiền mặt – tài khoản NH, cho phép quy đổi tỷ giá…
  • Báo cáo thu – chi: App cho phép báo cáo biểu đồ số tiền thu chi mỗi tháng, cho phép so sánh thu chi để người dùng kiểm soát và cân đối lại dòng tiền. 
  • Lập mục tiêu ngân sách: Với mỗi khoản chi, bạn có thể đặt mục tiêu giới hạn chi tiêu, app Misa sẽ nhắc nhở bạn nếu hạn mức chi tiêu của bạn sắp đạt tối đa. 
 

Ưu điểm:

✅ App thu chi Misa có tích hợp sẵn công cụ bảng tính (calculator) ngay trong ứng dụng. 

✅ App có giao diện tiếng Việt dễ sử dụng và cho phép tùy chọn ngôn ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau. 

✅ Cho phép lập mã bảo vệ cho các khoản chi tiêu mà người dùng cần bảo mật

✅ Cho phép trích xuất dữ liệu thu – chi hàng kỳ ra excel

 

Nhược điểm:

🚫 Thường gặp lỗi đồng bộ tài khoản giữa các thiết bị

🚫 App không hỗ trợ trên nền tảng window

 

*️⃣ Fast Budget – Expense Manager

  • Số điểm trong APP store: 4,4 | Số điểm trong CH play: 4,4
  • Công ty: AppFer
  • Quốc gia: Italy
  • Số người dùng: hơn 1 triệu lượt tải trên android và 79 bình chọn trên app store
  • Chi phí: Miễn phí tải về, tốn chi phí mua các gói sử dụng cao cấp (không quảng cáo) trong ứng dụng gồm Fast Budget Pro: 3,99 USD (khoảng 88 ngàn đồng) và Fast Budget Pro – 1 Year: 4,99 USD (khoảng 110 ngàn đồng)

🔻 Nội dung giới thiệu:

Fast Budget là một trong các ứng dụng quản lý chi tiêu miễn phí được yêu thích, giúp bạn theo dõi, kiểm tra thu – chi hay các tài khoản tiết kiệm. Người dùng có thể kiểm tra tổng quan dòng tiền, tùy chỉnh phân bổ ngân sách chi tiêu theo mục tiêu. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Khả năng đồng bộ hóa và rổ tiền tệ đa dạng: Fast Budget cho phép đồng bộ hóa với tài khoản ngân hàng, cho phép thiết lập và quy đổi tỷ giá của hơn 90 loại tiền tệ. Ngoài ra, ứng dụng quản lý chi tiêu này cũng cho phép đồng bộ hóa tài khoản lên đến 5 thiết bị. 
  • Báo cáo thu chi và biểu đồ: Fast Budget cung cấp biểu đồ và báo cáo về thu nhập và chi tiêu.
  • Theo dõi thẻ tín dụng: App quản lý chi tiêu của Fast Budget cho phép theo dõi thẻ tín dụng, lãi suất của chúng và có phân ra ngân sách riêng dành cho các khoản nợ.
  • Tách bạch tài khoản: Có thể tách tài khoản người dùng theo các ngân hàng, tiền mặt…
  • Tiến trình ngân sách: Cho phép hiển thị ngân sách mục tiêu cho từng khoản mục, cho biieets bạn còn bao xa hoặc gần đến số tiền ngân sách hay không để bạn không vượt quá giới hạn.
 

Ưu điểm:

✅ Giao diện đơn giản, sống động, dễ sử dụng và dễ quản lý

✅ Có thể tùy chỉnh thời gian ngân sách theo tuần, tháng hoặc năm

✅ Có thể đặt lời nhắc hàng ngày để ghi lại các giao dịch

✅ Có thể trích xuất dữ liệu dưới dạng tệp PDF, CSV hoặc Excel, hỗ trợ sao lưu tự động

 

Nhược điểm:

🚫 Nhiều khách hàng gặp lỗi khi đồng bộ hóa tài khoản ngân hàng

🚫 Thiếu các danh mục con để hiểu được bạn đã chi tiêu vào khoản mục cụ thể nào. Để xem lại thông tin chính xác, bạn phải bấm vào từng mục để xem ghi chú, điều này bất tiện cho người dùng

🚫 Là ứng dụng nước ngoài, không có phiên bản thuần Việt

 

*️⃣ Spendee

  • Số điểm trong APP store: 4,5 | Số điểm trong CH play: 4,6
  • Công ty: LEEVIO s.r.o.
  • Quốc gia: Cộng hòa Séc
  • Số người dùng: Hơn 1 triệu lượt tải về android và gần 4 ngàn lượt đánh giá trên appstore
  • Chi phí: Tải về miễn phí và mua các gói sản phẩm trong ứng dụng gồm Spendee Premium – Monthly: $2,99 (khoảng 65 ngàn đồng); Spendee Premium account: $22,99 (hơn 500 ngàn đồng); Spendee Plus account: $1,99 (hơn 40 ngàn đồng)

🔻 Nội dung giới thiệu:

Trong số các ứng dụng quản lý chi tiêu, Spendee là ứng dụng được yêu thích nhằm theo dõi dòng tiền. Ứng dụng này cho phép người dùng bám sát các mục tiêu tài chính, đồng thời chủ động sắp xếp những mục tiêu ngân sách quan trọng. Đây được đánh giá là ứng dụng quản lý chi tiêu cực kỳ phù hợp với người dùng với mục đích chi tiêu gia đình, vì rất dễ quản lý ngân sách cho từng khoản chi tiêu của các thành viên. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Liên kết Ngân hàng: Ứng dụng quản lý chi tiêu Spandee cho phép liên kết với ngân hàng điện tử (2000 ngân hàng toàn cầu), Ví điện tử (Ví dụ: PayPal), thậm chí là Ví tiền ảo (Ví dụ: Coinbase).
  • Nhập liệu và phân tích Thu-chi: Cho phép bạn nhập dữ liệu thu chi và nhìn thấy bức tranh tài chính tổng thể, có thể bằng đồ thị bắt mắt. 
  • Thiếu lập ngân sách tối ưu: Spandee cho phép thiết lập ngân sách và nhắc nhở tình hình chi tiêu để đảm bảo dòng tiền không âm. 
  • Chia sẻ ví với thành viên gia đình: Với chức năng này, các thành viên trong gia đình có thể tự nhập các khoản chi tiêu của mỗi người để không bị sót các hạng mục chi tiêu. 
 

Ưu điểm:

✅ Giao diện thông minh, đồ thị – biểu đồ đẹp mắt

✅ Phù hợp với việc lập ngân sách chi tiêu cho cả gia đình

✅ Giúp đặt mục tiêu chi tiêu, lên kế hoạch tài chính hiệu quả

 

Nhược điểm:

🚫 Phần mềm có thể bị lỗi trên Android

🚫 Không có tính năng thanh toán hóa đơn

🚫 Không hỗ trợ tiếng Việt

 

*️⃣ Home Budget with Sync

  • Số điểm trong APP store: 4,6 | Số điểm trong CH play: Chưa có điểm đánh giá
  • Công ty: Anishu, Inc.
  • Quốc gia: Mỹ
  • Số người dùng: 50 ngàn lượt cài đặt android và 881 đánh giá trên Apple store
  • Chi phí: chi phí tải ứng dụng $4,99 hoặc 126.000 đồng

🔻 Nội dung giới thiệu:

Home Budget with Sync là một trong những phần mềm giúp người dùng theo dõi chi tiêu, quản lý các hóa đơn và nhắc nhở thanh toán. Nếu bạn đang tìm một phần mềm quản lý chi tiêu cho gia đình, ngoài Spendee, Home Budget with Sync cũng là một gợi ý. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Ghi chép thu chi cụ thể: App cho phép ghi chép thông tin thu/chi hàng ngày, theo dõi biến động số dư thẻ và tài khoản, cập nhật và đồng bộ số dư. 
  • Lập ví cho gia đình: Phần mềm cho phép tạo mục tiêu ngân sách cho một nhóm người, giúp quản lý chi tiêu của cả gia đình.
  • Nhắc hóa đơn: App cũng giúp nhắc nhở khi hóa đơn thanh toán đến hạn. 
  • Lên ngân sách: Người dùng có thể dùng app để lên kế hoạch ngân sách cho từng khoản chi tiêu. 
  • Trao đổi hàng hóa: Điều đặc biệt là app này còn có tính năng cho phép người dùng trao đổi, mua bán hàng hóa với người khác.

Ưu điểm:

✅ Phù hợp với các mục tiêu lập ngân sách cho gia đình

 

Nhược điểm:

🚫Là ứng dụng của nước ngoài nên không hỗ trợ tiếng Việt

🚫 Phần mềm hay bị lỗi

 

*️⃣ Mint

  • Số điểm trong APP store: 4,8 | Số điểm trong CH play: 4,5
  • Công ty: Mint.com
  • Quốc gia: Mỹ
  • Số người dùng: 10 triệu lượt tải về trên android và 720 ngàn bình chọn trên appstore
  • Chi phí: Tải về ứng dụng miễn phí và chi phí mua hàng trong ứng dụng gồm các gói The Ad-free experience: $0,99 (Khoảng 22 ngàn đồng); The Premium experience: $4,99 (khoảng 110 ngàn đồng); The Premium experience: $34,99 (khoảng 770 ngàn đồng)

🔻 Nội dung giới thiệu:

Mint là một trong các ứng dụng quản lý chi tiêu nổi tiếng toàn cầu, ra đời từ rất sớm (2006) nên có lượng người dùng đông đảo. Đây là ứng dụng được thiết kế phù hợp với các mục tiêu quản lý tài chính cá nhân.  

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Ghi chép thu chi: Ứng dụng Mint cho phép người dùng ghi chép các khoản thu chi theo các mốc thời gian như ngày, tuần, tháng.
  • Liên kết với tài khoản thẻ: Mint cho phép người dùng liên kết các thẻ, tài khoản ngân hàng, tự động phân loại các khoản giao dịch vào các khoản thu chi trong app. 
  • Nhắc hóa đơn: Ứng dụng nhắc lịch thanh toán hóa đơn đến hạn hoặc ngày thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán khoản vay. Ngoài ra, có tùy chọn gửi các cảnh báo trực tiếp đến email hoặc điện thoại người dùng. 
  • Lời khuyên ngân sách: Ứng dụng cũng giúp đưa lời khuyên chi tiêu, gợi ý các xu hướng chi tiêu tùy chỉnh để cải thiện thói quen chi tiêu.

Ưu điểm:

✅ Giao diện thân thiện, ứng dụng được đánh giá dễ hiểu, dễ sử dụng

 

Nhược điểm:

🚫 Thường bị lỗi hoặc trễ khi đồng bộ hóa các tài khoản ngân hàng, tín dụng, vay

🚫 Không hỗ trợ đa tiền tệ, không hỗ trợ các ngân hàng ngoài Mỹ

🚫 Không có phiên bản tiếng Việt

🚫 Khó để thay đổi nội dung các danh mục sau khi đã nhập liệu

🚫 Thiếu tính năng thanh toán hóa đơn

🚫 Không thể lập nhiều tài khoản tiết kiệm trong một tài khoản người dùng

 

*️⃣ Money+ quản lý chi tiêu đẹp

  • Số điểm trong APP store: 4,8 | Số điểm trong CH play: 4,9
  • Công ty: zotiger studios
  • Quốc gia: Trung Quốc
  • Số người dùng: 100 ngàn lượt cài đặt trên android và 789 bình chọn từ Appstore
  • Chi phí: Gói Thành viên suốt đời: 279.000 đồng; gói Trả cho mỗi năm: 179.000 đồng; Gói Trả mỗi tháng: 25.000 đồng. 

🔻 Nội dung giới thiệu:

Money+ quản lý chi tiêu đẹp (Money+ cute expense tracker) là ứng dụng được nhiều người đánh giá cao vì dễ sử dụng và hơn hết là giao diện cực kỳ sống động, dễ thao tác. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Cho phép chia sẻ ví với gia đình: App phù hợp dùng cho gia đình với nhiều thành viên, trong đó các khoản chi tiêu cho bản thân hay cho vợ con hoặc cha mẹ đều sẽ được phân loại riêng biệt.
  • Ghi chép thu – chi: Hỗ trợ ghi chép thu chi với các thao tác đơn giản, phân tích thu chi trong phạm vi ngày để người dùng hiểu rõ các khoản tiền đã đi đâu và chi cho ai…
  • Xây dựng ngân sách đa dang mục: Vị dụ tài khoản thu gồm nhiều loại tài khoản như tiền mặt, tiền ảo, thẻ tín dụng… trong khi đó, hoạt động thu chi chia nhỏ thành nhiều sổ cái liên quan đến công việc, du lịch, trẻ em…
 

Ưu điểm:

✅ Có phiên bản ngoại tuyến giúp lưu trữ dữ liệu nhanh chóng hoặc yên tâm về vấn đề bảo mật cá nhân

✅ Giao diện được đánh giá dễ thương, đơn giản, dễ dùng

✅ Tích hợp bảng tính cộng – trừ – nhân – chia ngay trong app nên rất dễ nhập liệu

✅ Hỗ trợ chuyển đổi tỷ giá nhiều loại tiền tệ, trong đó có cả tiền ảo

 

Nhược điểm:

🚫 Chỉ quản lý được 1 thẻ ngân hàng

🚫 App đang trong quá trình xây dựng phát triển nên sẽ còn cập nhật nhiều

 

*️⃣ Money Manager

  • Số điểm trong APP store: 4,8 | Số điểm trong CH play: 4,3
  • Công ty: Seller Realbyte Inc.
  • Quốc gia: Hàn Quốc
  • Số người dùng: 10 triệu lượt cài đặt android và 4,9 ngàn bình chọn trên appstore
  • Chi phí: Miễn phí tải về và các gói sản phẩm không quảng cáo từ 2,49 USD – 15,99 USD (khoảng 55 ngàn đến 350 ngàn đồng)

🔻 Nội dung giới thiệu:

Trong số các ứng dụng quản lý chi tiêu, Money Manager được xem là một trong những ứng dụng được ưa chuộng nhất hành tinh. Chỉ tính riêng trên android, hiện đã có hơn 10 triệu lượt tải về. Một thống kê không đầy đủ cho thấy app này có đến 17 triệu lượt tải về toàn cầu. Đây là ứng dụng được ra mắt năm 2017 và được dùng cho các kế hoạch chi tiêu cá nhân hoặc kế hoạch kiểm soát ngân sách trong gia đình với nhiều thành viên phức tạp. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Thống kê thu – chi: Ứng dụng quản lý chi tiêu này cho phép bạn nhập liệu với nhiều danh mục đa dạng, đáp ứng tối đa các khoản mục chi tiêu từ nhỏ nhặt nhất. Ngoài ra, mỗi tháng cũng có biểu đồ cơ cấu chi phí để bạn kiểm soát tỷ lệ chi tiêu của mình. 
  • Bộ lọc nội dung: Tính năng lọc tìm giúp bạn bạn dễ dàng tìm kiếm các nội dung chi tiêu trong quá khứ để so sánh hoặc đối chiếu. 
  • Đồng bộ các tài khoản: Cho phép bạn quản lý nhiều tài khoản ngân hàng và tín dụng, sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau, tự động chuyển tiền giữa các tài khoản…
  • Quản lý nợ và thẻ tín dụng: Có thể kết nối thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng để tự động nhập liệu và nhìn thấy số dư nợ cần thanh toán… 
  • Lập ngân sách: Tính năng cho phép bạn lên ngân quỹ để vạch ra kế hoạch chi tiêu hàng tháng
  • Lập chi phí theo đối tượng: Với Money Manager, bạn hoàn toàn có thể nhập liệu và sắp xếp các chi phí theo các đối tượng riêng lẻ.
 

Ưu điểm:

✅ Ứng dụng có độ tùy biến cao, giúp người dùng dễ thay đổi các mục tiêu ngân sách. 

✅ Cho phép gắn hình ảnh vào hoạt động chi tiêu

 

Nhược điểm:

🚫 Ứng dụng thường xuyên cập nhật phiên bản mới và sửa lỗi. 

🚫 Không thể sử dụng ở những khu vực có kết nối Internet hạn chế

 

*️⃣ Pocket Guard

  • Số điểm trong APP store: 4,7 | Số điểm trong CH play: 3,8
  • Công ty: PocketGuard, Inc.
  • Quốc gia: Mỹ
  • Số người dùng: 100 ngàn cài đặt trên android và 6,5 ngàn bình chọn trên appstore
  • Chi phí: Các gói sản phẩm gồm PocketGuard Plus: 4,99 USD (khoảng 110 ngàn đồng); Monthly subscription: 7,99 USD (176 ngàn đồng); Gói dùng thử 7 ngày: 2,99 USD (66 ngàn đồng). 

🔻 Nội dung giới thiệu:

Trong Top 10 ứng dụng quản lý chi tiêu được nhiều người ưa chuộng, Pocket Guard là ứng dụng được đánh giá cao trong các hoạt động giúp hạn chế bội chi cho người dùng. Theo đó, app sẽ sử dụng một thuật toán để theo dõi thu nhập, chi phí và mục tiêu tiết kiệm của người dùng, từ đó cho biết họ có thể chi tiêu bao nhiêu mỗi ngày. Những giới hạn chi tiêu này giúp người dùng dễ dàng kiểm soát các mục tiêu tài chính của mình. Đây là ứng dụng được đánh giá là app lập ngân sách tốt nhất năm 2021 do Forbes bình chọn. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Quản lý thu chi: Cho phép người dùng nhập liệu, theo dõi dòng tiền, thông báo biến động số dư ngân hàng khi thực hiện liên kết…
  • Nhắc lịch hóa đơn: App nhắc nhở người dùng mỗi khi đến hạn thanh toán. 
  • Phân tích tình hình tài chính: Pocket Guard cung cấp các báo cáo từ các góc độ khác nhau về tài chính cá nhân, từ đó đề xuất các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa ngân sách hàng tháng của bạn.
  • Thiết lập kế hoạch trả nợ: Thuật toán thông minh của Pocket Guard sẽ cho bạn biết chiến lược trả nợ có lợi nhất, tức có thể giải quyết nợ nhanh chóng nhưng với ít lãi suất nhất. 
 

Ưu điểm:

✅ Bảo mật cao, với hệ thống bảo mật mã hóa SSL 256-bit và lớp bảo mật bổ sung với mã PIN và sinh trắc học (Touch ID & Face ID)

✅ Nhiều tính năng gợi ý chiến lược tài chính và tín dụng cho người dùng, khác biệt với các app khác hiện tại

 

Nhược điểm:

🚫 Gặp nhiều phàn nàn về vấn đề kỹ thuật

🚫 PocketGuard chỉ kết nối với các tổ chức tài chính của Mỹ và Canada.

🚫 Để sử dụng các thuật toán thông minh của PocketGuard, bạn phải trả phí cho các gói cao cấp

 

*️⃣ MoneyOi

  • Số điểm trong APP store: 4,4 | Số điểm trong CH play: 4,6
  • Công ty: Thanh Le Van
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Số người dùng: 10 ngàn lượt tải trên android và 284 bình chọn trên appstore
  • Chi phí: Các gói sử dụng như MoneyOI – Unlimited cho 1 tháng: 19.000 đồng; MoneyOI – Unlimited cho 6 tháng: 89.000 đồng; MoneyOI – Unlimited cho 12 tháng: 119.000 đồng.

🔻 Nội dung giới thiệu:

Với các fan quản lý tài chính theo nguyên tắc 6 hũ, ứng dụng MoneyOi là app quản lý chi tiêu dành cho bạn với các “hũ” được chia sãn gồm hũ Thiết yếu, Giáo dục, Đầu tư, Tiết kiệm, Hưởng thụ và hũ Thiện tâm. Đây là app được sáng tạo bởi một cá nhân người Việt Nam, được đánh giá cao bởi các tính năng đơn giản, dễ sử dụng và kiểm soát mục tiêu tài chính. 

🔻 Những tính năng nổi bật:

  • Cập nhật thu – chi: App MoneyOi sẽ cho phép bạn nhập liệu và phân loại các giao dịch chi tiêu hàng ngày vào từng hũ, đồng thời cho phép báo cáo bằng đồ thị kết quả chi tiêu ngân sách. 
  • Tự động lập ngân sách: Ứng dụng sẽ tự động phân bổ các nguồn thu nhập của người dùng vào 6 hũ tài khoản khác nhau theo tỷ lệ đặt trước.
  • Tham khảo cộng đồng: Tính năng này giúp người dùng biết được tình hình tài chính của bản thân so với tương quan xã hội, từ đó có thể cải thiện thói quen chi tiêu. 

Ưu điểm:

✅ Tập trung vào một phương pháp quản lý tài chính, giúp bạn dễ dàng phân chia các mục tiêu chi tiêu. 

✅ Giúp người dùng dễ theo dõi và cải thiện nhanh các khoản chi tiêu không cần thiết

✅ Là ứng dụng thuần Việt nên rất dễ sử dụng, giao diện đơn giản. 

✅ Các lỗi trên app được tiếp thu và khắc phục nhanh chóng. 

 

Nhược điểm:

🚫 Không cho phép liên kết với nhiều ví như tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt

🚫 App thường bị treo trên android và bị lỗi đăng nhập 

 

Những quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến

Ngoài những app giúp bạn quản lý chi tiêu tự động, bạn cũng cần biết các quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến để đặt mục tiêu chi tiêu – tiết kiệm hợp lý. Một số quy tắc chi tiêu nổi tiếng như sau: 

📝 Phương pháp 6 lọ/hũ (Phương pháp Jars)

Đây là phương pháp quản lý tài chính phổ biến và nổi tiếng thế giới, được ra đời bởi bậc thầy diễn thuyết T. Harv Eker và cũng là tác giả quyển sách được yêu thích Secret of Millionaire Mind. Phương pháp này chủ yếu dựa trên việc chia tiền chi tiêu của bạn vào 6 cái lọ với tỷ lệ tương ứng như sau: 

  • Nhu cầu chi tiêu tiêu dùng thiết yếu – NEC (Neccessities): 55%. Đây là những khoản chi tiêu vào các mục đích thiết yếu hàng ngày như nhà cửa, ăn uống, đi lại…
  • Tiết kiệm dài hạn cho tương lai – LTSS (Long Term Saving for Spending): 10%. Đây là khoản tiền bạn cần tiết kiệm cho các mục đích chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe, tổ chức đám cưới. Với “hũ” tiết kiệm này, bạn cần có kế hoạch lâu dài chứ không phải đến lúc cần là trích ngay một khoảng lớn từ thu nhập của bạn. 
  • Chi tiêu giáo dục – EDUC (Education): 10%. Tài khoản EDUC này để bạn đầu tư cho sách vở, các khóa học, tài liệu học tập… Đây được xem là khoản chi tiêu đầu tư cho bản thân và có thể là khoản đầu tư sinh lời nhất của bạn. 
  • Chi tiêu hưởng thụ – PLAY: 10%. Với tài khoản chi tiêu hưởng thự, bạn có thể dành 10% thu nhập mỗi tháng cho các sở thích cá nhân như du lịch, sắm váy áo đẹp hoặc ăn uống xa xỉ để “chiều lòng bản thân”. 
  • Chi tiêu từ thiện – GIVE: 5%. Theo quan điểm của nhiều người, “Cho đi là Nhận lại”, giống như quy luật Luật hấp dẫn, khi bạn cho đi, giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận được niềm vui gấp bội. Do đó, hãy dành 5% thu nhập của mình để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn hơn mình. 
  • Tiết kiệm/tài khoản tự do tài chính – FFA (Financial Freedom): 10%. Đây là khoản tiết kiệm để bạn có thể có nguồn vốn để đầu tư và tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài lương, hướng tới mục tiêu tự do tài chính trong tương lai. Với 10% thu nhập, nhiều người thường đầu tư vào chứng khoán, để dành tiền mua bất động sản hoặc hùn hạp khởi nghiệp. Tuy nhiên theo mình thấy, đầu tư chứng khoán online có lẽ là phù hợp với người vốn ít nhất.

Ưu điểm của phương pháp 6 hũ là các khoản mục thu nhập được chia theo các tỷ lệ khá hợp lý và chi tiết. Tuy nhiên, với những người không giỏi tính toán, phương pháp chi tiêu này sẽ khá phức tạp vì có nhiều hạng mục để bạn theo dõi. 

📝 Phương pháp 50-20-30

Phương pháp 50-20-30 là phương pháp lập kế hoạch tài chính nổi tiếng khác được đề cập trong cuốn sách Kế hoạch tài chính trọn đời được chắp bút bởi thượng nghị sĩ Mỹ – Elizabeth Ann Warren và con gái là Amelia Warren Tyagi. 

Giống như phương pháp Jars, phương pháp 50-20-30 cũng khuyên bạn nên chia tiền vào 3 phần cụ thể với tỷ lệ thu nhập tương đương gồm: 

  • 50% thu nhập chi cho các nhu cầu thiết yếu. Ở đây, các khoản chi liên quan đến đi lại, ăn uống, học tập, chi phí sinh hoạt… sẽ được xem là nhu cầu thiết yếu. 
  • 20% thu nhập cho khoản tiết kiệm và đầu tư. Với tỷ lệ 20% thu nhập này, bạn sẽ dùng để tiết kiệm cho các khoản chi tiêu lớn trong tương lai cũng như các khoản đầu tư sinh lời. Tài khoản này cũng được tính vào hạng mục chi tiêu cho các khoản vay nợ. 
  • 30% thu nhập chi tiêu cho các sở thích cá nhân. Đây là thu nhập còn lại sau cùng sau khi bạn đã đạt mục tiêu tiết kiệm và chi tiêu cho các hạng mục thiết yếu. Với tỷ lệ 30% thu nhập này, bạn có thể chi tiêu vào vui chơi, du lịch, các hoạt động giải trí cá nhân như đàn/hát hoặc từ thiện. 

So với Jars, phương pháp 50-20-30 có phần đơn giản và dễ tính toán hơn, phù hợp với người độc thân và không có quá nhiều mục tiêu tài chính hoặc các khoản chi tiêu phức tạp. 

📝 Phương pháp chi tiêu Kakeibo

Kakeibo là phương pháp ghi lại chi tiêu hàng tháng giống các sổ quản lý chi tiêu gia đình của người Nhật. Tuy nhiên, phương pháp Kakeibo lại không dùng đến các phần mềm tài chính, file tính excel hay các app quản lý chi tiêu. Với phương pháp này, điều duy nhất bạn cần là cuốn sổ tay và chăm chỉ ghi chép mỗi ngày. 

Cụ thể, vào đầu mỗi tháng, bạn phải trả lời các câu hỏi sau: 

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm con số bao nhiêu?
  • Bạn sẽ cần tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ cải thiện bằng cách gì?

Như vậy, đầu tháng bạn sẽ thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể nhất, các mục tiêu tài chính và mục tiêu tiết kiệm. 

Đến cuối tháng, sau những ghi chép chi tiết của mình, bạn sẽ nắm rõ tổng qua việc thu chi trong tháng qua và bắt đầu kiểm soát và đưa ra kế hoạch điều chỉnh hành động cho tháng tiếp theo. Các này có nhược điểm là kém linh động và có thể vất vả hơn các app quản lý tài chính tự động, nhưng nó lại hướng bạn đến việc nắm rõ từng khoản chi tiêu chi li và buộc bạn đưa ra giải pháp nhanh chóng để cải thiện tình hình tài chính. Phương pháp này phù hợp với các cá nhân có tính kỷ luật cao. 

 

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức từ App quản lý chi tiêu

Ngoài việc giúp bạn hoạch định và ghi chép chi tiêu, các app quản lý tài chính cá nhân cũng sẽ giúp bạn nhận thấy các thói quen chi tiêu bất hợp lý của mình. Dưới đây là 5 dấu hiệu mà app quản lý chi tiêu sẽ “tố cáo” việc bạn chi tiêu quá mức: 

📌 “Thu” không đủ bù “chi”

Dấu hiệu dễ thấy nhất cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức là khi thu (thu nhập từ lương, từ các khoản đầu tư…) không đủ bù cho chi phí hàng tháng. Lúc này, bạn thật sự cần phải xem xét cắt giảm mạnh mẽ các khoản chi tiêu bất hợp lý và lập lại kế hoạch tài chính ngay lập tức. 

📌 Nợ thẻ tín dụng hoặc hạn mức thanh toán đang ở mức tối thiểu

Nhiều ứng dụng chi tiêu cho phép bạn thống kê tất cả các nguồn thu, nguồn vay nợ để chi tiêu. Nếu app quản lý chi tiêu cho thấy bạn đang dùng đến thẻ tín dụng quá nhiều cho các khoản chi tiêu phát sinh thì rất có thể, bạn sẽ rơi vào tình trạng chi tiêu vượt kiểm soát. 

Cần nhắc lại rằng thẻ tín dụng không xấu, nhưng nếu không biết kiểm soát các khoản thanh toán từ thẻ tín dụng, bạn sẽ trở thành con nợ với lãi suất được tính theo cấp số nhân hàng tháng. 

📌 Chi phí nhà ở vượt quá 30% thu nhập

Thông thường, chi phí nhà ở thường vào khoảng tối đa 30% thu nhập. Nếu bạn đang chi tiêu cho tiền thuê nhà hoặc các chi phí về nhà ở lên tới hơn 30% nguồn thu, điều này cho phép bạn đang chi tiêu bất hợp lý cho nhà ở. 

📌 Nhiều hóa đơn tồn đọng

Các khoản chi cho giải trí, du lịch được bạn ghi chép và chi ra đều đặn, nhưng các khoản phải trả cho nhu cầu cấp thiết mỗi tháng như tiền điện nước, tiền internet lại chưa được giải quyết và thậm chí bị tồn đọng tháng này qua tháng khác. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang hoạch định các khoản chi tiêu bất hợp lý. 

📌 Thu nhập cao nhưng không có khoản tiết kiệm

Hàng tháng, khoản thu vào (từ lương hay thu nhập khác lương) của bạn cao so với mặt bằng chung từ chúng bạn, nhưng khi nhìn lại các nguồn chi thì bạn lại hoàn toàn không có tiết kiệm. Điều này cho thấy bạn đang lãng phí tiền vào nhiều khoản chi tiêu không hợp lý. Bạn cần phải điều chỉnh ngay tỷ lệ chi tiêu và dành một tỷ lệ thu nhập nhất định cho tài khoản tiết kiệm.  

 

Cách khắc phục việc chi tiêu quá mức và quản lý tốt chi tiêu cá nhân

Sau khi sử dụng các app hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân và phát hiện mình đang chi tiêu bất hợp lý, hãy tìm cách khắc phục và quản lý tốt chi tiêu cá nhân. Dưới đây là một số cách hữu hiệu nhất: 

📌 Trước tiên, phải sử dụng App quản lý chi tiêu đều đặn

Điều này đúng với người chưa dùng app quản lý chi tiêu lẫn người đã cài đặt và sử dụng qua. Theo thời gian, bạn có xu hướng quên hoặc bỏ lửng việc cập nhật số liệu thu chi hàng ngày. Việc này sẽ khiến bạn quên đi các khoản chi tiêu hoặc nguồn thu các ngày trước, từ đó khiến cho kế hoạch quản lý chi tiêu không có hiệu quả. 

Ngoài ra, hãy chú ý phân loại các khoản chi tiêu chi tiết nhất, tạo các danh mục cha – con để cụ thể hóa các khoản chi tiêu.

📌 Cắt giảm những chi tiêu cần có nhưng chi tiêu quá nhiều

Sau khi đã sử dụng app quản lý chi tiêu, bạn cần theo dõi báo cao cơ cấu thu – chi xem có cân đối, theo thời gian có khoản nào chi ra quá nhiều hay không để khắc phục. Ngoài ra, hãy chú ý đến kế hoạch tài chính đã thiết lập đầu tháng và bám sát chi tiêu theo ngưỡng trong kế hoạch đó. 

Ví dụ, với khoản chi tiêu cho ăn uống, nếu thấy khoản chi tiêu cho một ngày cụ thể bỗng cao bất thình lình so với trung bình trước đó, hãy rà soát lại. Hoặc nếu tháng này bạn đang chi tiêu quá nhiều vào mua sắm quần áo, hãy xem lại các hạng mục này có thật sự cần thiết và điều chỉnh lại hành vi mua sắm của mình trong tháng sau. 

📌 Xây dựng thói quen tốt để tránh những chi tiêu không cần thiết

Trong các khoản chi tiêu, hãy theo dõi các khoản chi tiêu vào các hạng mục không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, các hạng mục như trà sữa, nước ngọt có gas, rượu, bia hoặc thuốc lá. Đây vừa là các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, lại vừa khiến bạn tốn kém một khoản kha khá. Thay vì tiêu hàng tuần vài trăm ngàn tiền trà sữa, hãy lập một giới hạn ví dụ 1-2ly trà sữa cho một tháng, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được kha khá. Hoặc nếu bạn đang “đốt tiền” quá nhiều vào các hàng quán ăn ngoài, hãy lập kế hoạch đi chợ mỗi cuối tuần và tập tành nấu ăn, vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khỏe. 

📌 Hạn chế truy cập vào App mua sắm

Truy cập app mua sắm giờ đây cũng là một thói quen khiến nhiều người nghiện như mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn càng truy cập, bạn càng có cảm giác cuồng mua sắm, từ đây có thể dẫn đến các khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Điều đầu tiên, hãy hạn chế và giảm thiểu tần suất truy cập vào các app mua sắm như Shopee, Lazada, Tiki… Khi muốn mua một món đồ, dừng bấm mua ngay mà hãy để nó vào giỏ hàng của bạn. Sau đó, hãy để thời gian chờ 24 giờ, nếu sau đó bạn vẫn thấy đây là món đồ thật sự cần thiết mà không phải vì bệnh nghiện mua sắm thì bạn có thể cân nhắc mua chúng. 

📌 “Nói không” với APP vay tiền online

Đáp ứng thói quen chi tiêu đa dạng, có nhiều ứng dụng cho vay tiền online, vay chi tiêu trả góp ra đời. Tuy nhiên, lãi suất và chi phí đến từ các app vay tiền online không hề nhỏ (vì có thể duyệt vay dễ dàng hơn ngân hàng, lại không cần giấy tờ phức tạp). Nhiều người lạm dụng sự dễ dãi của app vay tiền online để mua sắm nhiều món đồ khác nhau, tuy nhiên không có khả năng hoạch định tài chính hoặc không có khả năng trả nợ dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con, từ đó nợ nầng chồng chất. Do vậy, để kiểm soát các khoản chi, bạn hãy nói không với app vay tiền online trên thị trường. 

📌 Lên kế hoạch tương lai trong dài hạn

Một trong những nguyên nhân khiến bạn chi tiêu quá mức là bạn chưa hoạch định cho các mục tiêu chi tiêu lớn trong dài hạn, dẫn đến tâm lý thoải mái chi tiêu. Do đó, hãy lên kế hoạch tài chính tương lai cho các mốc thời gian quan trọng, chẳng hạn như xây nhà tuổi 30, tự chủ tài chính tuổi 35, nghỉ hưu tuổi 40… để hiểu được tầm quan trọng của dòng tiền và có kế hoạch chi tiêu ngân sách tốt hơn. 

 

Kết luận

Quản lý chi tiêu và hướng tới tự chủ tài chính là mục tiêu tài chính cá nhân hàng đầu mà bạn cần phải làm ngay từ bây giờ. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhận thức rõ về tình hình tài chính của bản thân, sống có mục tiêu và hiểu rõ về giá trị cơ hội của đồng tiền. Đặc biệt, những người muốn được tự do tài chính sẽ luôn nghĩ cách để tiền đẻ ra tiền chứ không phụ thuộc vào đồng tiền. 

Hi vọng qua bài viết vừa rồi, bạn sẽ tìm được các app quản lý chi tiêu phù hợp, đồng thời biết cách tiết kiệm và dùng tiền đầu tư vào các kênh sinh lời hiệu quả.

 
XEM THÊM
Rate this post
Vàng trắng là gì? Vàng trắng giá bao nhiêu? Những điều cần biết trước khi mua vàng trắng
ICM trading lừa đảo không? Đánh giá toàn tập về sàn ICM trading