các loại lệnh chứng khoán

Để giao dịch chứng khoán nhà đầu tư cần sử dụng các lệnh chứng khoán. Trong đó các lệnh phổ biến trên thị trường như ATO, ATC, LO, MP, MOK, MTL, PLO..v.v. Đây cũng là một trong những kiến thức cực kỳ quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư hiện vẫn chưa hiểu rõ được công dụng và cách sử dụng của các lệnh trên. Mỗi lệnh đều có cách sử dụng và thời gian sử dụng  khác nhau.

 Vì thế trong bài viết lần này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về:

● Lệnh ATO, ATC, LO, MP, MOK, MTL, PLO trong chứng khoán

● Hướng dẫn đặt lệnh mua bán chứng khoán

● Cách hủy lệnh chứng khoán

Bắt đầu nào!

Mục Lục

Tổng hợp về các loại lệnh chứng khoán

Trong giao dịch chứng khoán có nhiều lệnh khác nhau. Một nhà đầu tư mới sẽ rất dễ choáng ngợp trước những ký hiệu và số lượng lệnh. 

Bảng các lệnh chứng khoán trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam

Sàn

Các lệnh tại sàn

HOSE

LO/ATO/ATC/MP

HNX

LO/MTL/MOK/MAK/ATC/PLO

UpCoM

LO

Tuy nhiên nếu sắp xếp một cách trình tự thì cách dùng và công dụng của các lệnh chứng khoán sẽ không khó hiểu đến thế. Dưới đây mình sẽ phân chia và giải thích tổng hợp về các lệnh chứng khoán phổ biến trên thị trường.

Lệnh giới hạn-Limit order

Hình ảnh lệnh LO

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn. Lệnh này có ký hiệu là LO đều có trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UpCoM. Đây là lệnh chứng khoán cơ bản nhất và phổ biến nhất. Trong đó nhà đầu tư có 2 lựa chọn cho lệnh gồm:

Lệnh giới hạn mua ở phiên mở: Lệnh này dùng để mua hoặc bán cổ phiếu tại phiên thị trường mở cửa nếu mức giá đạt theo yêu cầu

Lệnh giới hạn mua ở phiến đóng: Lệnh này dùng để mua hoặc bán cổ phiếu tại mức đóng cửa nên giá cổ phiếu đạt theo yêu cầu.

Ví dụ: Đặt lệnh LO bán cổ phiếu A là 10.000đ. Như vậy bạn chỉ bán cổ phiếu A khi ai đó đặt mua cổ phiếu này với mức giá cao hơn hoặc bằng 10.000đ. 

 

Ưu điểm:

Có cơ hội mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt hơn giá thị trường

Giúp nhà đầu tư dễ dàng ước tính được mức thua lỗ hay lợi nhuận

Nhược điểm:

Rủi ro cao hoặc mất cơ hội đầu tư khác nếu giá thị trường vượt xa mức giới hạn.

Lệnh thị trường

Hình ảnh lệnh MP

Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán chứng khoán nhưng không có mức giá cụ thể. Đây cũng là loại lệnh được sử dụng phổ biến trong chứng khoán. Khi thực hiện lệnh này nhà đầu tư đã sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá thị trường hiện tại. Nhưng cần lưu ý rằng, mức giá thị trường là do cung – cầu quyết định, mà thị trường chứng khoán luôn có biến động cao nên lệnh này sẽ phù hợp với nhà đầu tư cá nhân.

Ưu điểm:

Giúp gia tăng tính thanh khoản do khớp lệnh ngay lập tức

Phù hợp với nhà đầu tư cá nhân vì không cần đưa ra mức giá cụ thể và lệnh được ưu tiên thực hiện trước so với các lệnh khác

Nhược điểm:

Dễ gây ra biến động trên thị trường

Phụ thuộc nhiều và các tin tức liên quan đến cổ phiếu cụ thể. Do do các nhà đầu tư lớn, nắm được thông tin liên quan không có lợi thế cho nhà đầu tư mới.

Một số lệnh thị trường trên sàn HOSE và HNX

Lệnh 

Giải thích

Lệnh thị trường – Lệnh MP trên sàn HOSE

Là lệnh thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục tại sàn HOSE. Khi được nhập vào hệ thống, lệnh mua MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay ở mức giá cao nhất. Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng.

Lệnh thị trường – Lệnh MTL trên sàn HXN

Là lệnh thị trường mua hoặc bán chứng khoán không có mức giá cụ thể tuy nhiên lệnh này có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển về lệnh LO

Lệnh thị trường – Lệnh MOK trên sàn HXN

Là lệnh thị trường mua hoặc bán chứng khoán không có mức giá cụ thể  tuy nhiên lệnh này dùng để hủy trên toàn bộ hệ thống sau khi nhập nếu không được thực hiện toàn bộ

Lệnh thị trường – Lệnh MAK trên sàn HXN

Là lệnh thị trường mua hoặc bán chứng khoán không có mức giá cụ thể  tuy nhiên lệnh này có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ được hủy ngay sau khi khớp

Lệnh dừng

Lệnh dừng hay còn được gọi là lệnh stop order. Đây là loại lệnh đặc biệt để giúp nhà đầu tư có mức lợi nhuận cố định. Ngoài ra nó cũng là một công cụ phòng chống rủi ro trong trường hợp thị trường chuyển hướng xấu. Có 2 lệnh dừng đó là lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua. Ngoài ra lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá chứng khoán cao hơn hoặc bằng với mức giá được thiết lập trong lệnh dừng.

 

Ưu điểm:

Là một công cụ phòng chống rủi ro tương tự như lệnh cắt lỗ

Nhược điểm:

Nếu có lượng lớn lệnh dừng chuyển thành lệnh thị trường sẽ khiến thị trường biến động mạnh

Vừa rồi là định nghĩa và thời gian sử dụng các lệnh chứng khoán. Giờ cùng mình đi tìm hiểu về chi phí đặt lệnh chứng khoán nhé.

 

Thời gian đặt lệnh chứng khoán

Thời gian đặt lệnh chứng khoán cơ sở

Sàn

Thời gian và các lệnh áp dụng

9h-9h15

9h15-11h30

11h30-13h

13h-14h30

14h30-14h45

14h45-15h

HOSE

LO/ATO

LO/MP

Nghỉ trưa

LO/MP

LO/ATC

Hết giờ

HNX

LO/MTL/MOK/MAK

Nghỉ trưa

LO/MTL/MOK/MAK

LO/ATC

PLO

UpCom

LO

Nghỉ trưa

LO

các màu cụ thể trong bảng

Từ bảng trên có thể thấy rằng thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở diễn ra từ 9h đến 15h và có 1,5 tiếng nghỉ trưa (từ 11h30 đến 13h) trong đó:

Sàn HOSE: 15 phút đầu là thời gian của phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Sau đó là thời gian khớp định liên tục kéo dài đến 14h30 trừ giờ nghỉ trưa. Sau đó từ 14h30 đến phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Sàn HNX: Không có phiên ATO do đó khi mở cửa giá sẽ được khớp liên tục. Từ 14h30 đến 14h45 là thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch là phiên khớp lệnh sau giờ

Sàn UPCOM: Sàn chỉ có phương thức khớp lệnh định kỳ trong suốt thời gian giao dịch chứng khoán trong ngày.

Thời gian đặt lệnh chứng khoán phái sinh

Sàn

Thời gian đặt lệnh

Các lệnh

Mitrade

24/24 

  • Lệnh mua

  • Lệnh bán khống

  • Lệnh chốt lời

  • Lệnh dừng lỗ

  • Lệnh cắt lỗ dưới

  • Lệnh mua/bán giới hạn

Có thể thấy rằng thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở khá hạn chế. Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh từ 9h-11h30 vào buổi sáng và buổi chiều là từ 13h đến 15h

Trong khi đó giao dịch chứng khoán phái sinh trên Mitrade có thời gian đặt lệnh hết sức linh hoạt. Bạn có thể đặt lệnh 24/24 bất cứ thời gian nào trong ngày. Trong đó các lệnh chứng khoán tại Mitrade cũng dễ hiểu hơn cụ thể:

Lệnh thị trường

Lệnh thị trường

Khu vực đặt lệnh thị trường trên Mitrade

Lệnh mua: Là lệnh dùng để mở vị thế khi dự đoán thị trường đi lên

Lệnh bán khống: Là lệnh dùng để mở vị thế khu dự đoán thị trường đi xuống

Sau khi mở lệnh thị trường, bảng lệnh quản lý rủi ro sẽ hiện lên như hình:

Lệnh quản lý rủi ro

lệnh quản lý rủi ro

Trong đó:

Lệnh chốt lời: Là lệnh cài đặt vị thế tự động đóng khi lợi nhuận đạt theo yêu cầu.

Ví dụ: Mình giao dịch vàng đang có giá là 1800$. Mình cài đặt lệnh chốt lời là 1850$, như vậy khi vào tăng và chạm vào mức 1850$ thì vị thế của mình sẽ tự động đóng.

Lệnh này giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận theo ý muốn và giảm nguy cơ gặp phải biến động thị trường gây thua lỗ cao

Lệnh dừng lỗ: Là lệnh cài đặt vị thế tự động đóng khi thua lỗ đạt mức yêu cầu,

Ví dụ: Mình giao dịch Bitcoin đang có giá là 40.000$. Mình cài đặt lệnh dừng lỗ Bitcoin ở mức 39.500$. Như vậy nếu Bitcoin giảm giá và chạm xuống mức 39.500$ vị thế của mình sẽ tự động đóng lại tránh việc thua lỗ nặng.

Lệnh cắt lỗ dưới: Là lệnh cài đặt giới hạn lỗ theo yêu cầu. Vị thế của bạn sẽ tự động đóng nếu khoảng lỗ vượt mức yêu cầu. Ngoài ra khoảng giới hạn này sẽ thay đổi liên tục theo giá của sản phẩm.

Ví dụ: Mình giao dịch cổ phiếu Apple đang có giá là 140$. Mình cài đặt lệnh cắt lỗ dưới với mức 5$. Như vậy vị thế của mình sẽ tự động đóng nếu cổ phiếu giảm xuống 135$. Tuy nhiên nếu nó tăng lên thành 142$ lúc này vị thế của mình sẽ đóng nếu giá cổ phiếu giảm còn 137$.

Lệnh này giúp bạn giới hạn lỗ ở một mức nhất định mà không giới hạn lợi nhuận.

Lệnh mua/bán giới hạn: Đây là lệnh cài đặt vị thế tự động mua hoặc bán khi giá sản phẩm đạt yêu cầu

Ví dụ: Cổ phiếu Tesla đang có mức giá là 775$. Mình cài đặt lệnh bán giới hạn khi giá dưới 770$. Như vậy nếu giá cổ phiếu này giảm và chạm mức 770$ vị thế bán của mình sẽ tự động vào.

Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước để đặt lệnh mua bán chứng khoán

Hướng dẫn đặt lệnh mua bán chứng khoán

Hướng dẫn đặt lệnh chứng khoán phái sinh

Hướng dẫn đặt lệnh trên sàn phái sinh 

Bước 1: Tạo tài khoản giao dịch chứng khoán 

Truy cập vào link đăng ký và điền các thông tin cá nhân để mở tài khoản

Link đăng ký: https://app.mitrade.com/sign-up

Tạo tài khoản giao dịch chứng khoán trên Mitrade

Bước 2: Chọn sản phẩm giao dịch

Sau khi có tài khoản giao dịch, bạn sẽ thấy được giao  diện chính của sàn Mitrade

Như hình là phần bên trái của giao diện, bạn có thể lựa chọn các thị trường khác nhau cụ thể:

Thị trường phổ biến: Là thị trường tổng hợp các sản phẩm tài chính phổ biến nhất và hot nhất hiện tại

Thị trường ngoại hối: Bao gồm hơn 60 cặp tiền tệ chính

Thị trường hàng hóa: Bao gồm các sản phẩm hàng hóa như Vàng, bạc, dầu thô..v.v

Thị trường cổ phiếu Hoa kỳ: Bao gồm nhiều cổ phiếu Mỹ như Apple. Facebook, Alibaba.v..v

Thị trường chỉ số: Bao gồm các chỉ số chính trên thế giới như SPX500, NASDAQ, HK50..v.v

Thị trường khác: Đây là thị trường tiền điện tử, bao gồm các coin lớn như Bitcoin, Ethereum..v.v

Bước 3: Mở vị thế Mua/bán

Sau khi chọn được sản phẩm yêu thích, bạn sẽ tiến hành phân tích và mở vị thế mua hoặc bán.

Vị thế Mua: Là vị thế dự đoán giá sản phẩm sẽ tăng

Vị thế Bán: Là vị thế dự đoán giá sản phẩm sẽ giảm

Ngay sau khi mở vị thể bảng công cụ các lệnh sẽ hiện ra. Nội dung và cách sử dụng các lệnh mình đã hướng dẫn ở phần trên. Tùy vào nhu cầu bạn có thể đặt lệnh tương ứng

Hướng dẫn đặt lệnh trên công ty chứng khoán VN

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán

Các bạn truy cập vào đường link này: https://www.vndirect.com.vn/

Bạn cũng cần điền các thông tin cá nhân và chờ kết quả từ phí công ty nếu tài khoản được mở thành công

Bước 2: Bắt đầu đăng nhập vào tài khoản

Sau khi có tài khoản, bạn đăng nhập vào và chọn mục giao dịch như hình

Bắt đầu đăng nhập vào tài khoản

Bước 3: Truy cập vào bảng giá chứng khoán để tìm mã giao dịch mong muốn

Bước 4: Bắt đầu đặt lệnh

Trên bảng giá chứng khoán, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào cổ phiếu mong muốn, cửa số đặt lệnh sẽ hiện ra như hình

Có thể hủy lệnh chứng khoán?

Với giao dịch chứng khoán cơ sở VN:

Có, bạn hoàn toàn có thể hủy hoặc sửa lệnh chứng khoán khi đầu tư chứng khoán. Thông thường việc sửa hoặc hủy lệnh sẽ được thực hiện trong mục “sổ lệnh” trên các công ty chứng khoán. 

Khi hủy lệnh chứng khoán, phí giao dịch sẽ được công ty chứng khoán hoàn trả cho bạn. Cần lưu ý là bạn chỉ có thể sửa hoặc hủy nếu lệnh chứng khoán đó chưa khớp

Với giao dịch chứng khoán phái sinh – Mitrade

Có, bạn cũng có thể tùy ý sửa hoặc hủy lệnh giao dịch chứng khoán trên Mitrade. Ngoài ra thì việc này hoàn toàn đơn giản và dễ dàng thực hiện. Bạn có thể thao tác sửa hoặc hủy bất cứ khi nào bạn muốn.

Để sửa hoặc hủy lệnh trên Mitrade bạn chỉ cần click vào mục “vị thế” bên trái thanh công cụ. Sau đó biểu đồ sẽ hiện ra

Nút chỉnh sửa và đóng vị thế

Nút chỉnh sửa và đóng vị thế hiển thị ngay phí trên, bạn có thể tùy ý thao tác

Chi phí đặt các lệnh chứng khoán

Sàn HOSE, HNX và UpCOM là các sàn niêm yết chứng khoán. Để giao dịch và đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần tham gia trên các công ty môi giới chứng khoán. Ngoài ra thì các lệnh chứng khoán sẽ không có mức phí riêng lẻ. Thay vào đó là các khoản phí chung cho từng hạng mục đầu tư khác nhau và do các công ty chứng khoán quy định khác nhau. Cùng mình tìm hiểu qua về các loại phí và thuế trong chứng khoán.

 Phí giao dịch và cách tính phí giao dịch

Phí giao dịch hay còn được gọi là phí môi giới chứng khoán là khoản phí mà bạn phải trả khi mua hoặc bán chứng khoán thành công. Khoản phí này được công ty chứng khoán công bố và mỗi công ty sẽ có các mức phí khác nhau.

Theo quy định của nhà nước thì phí môi giới mà các công ty chứng khoán thu sẽ không được vượt quá 0,5% giá trị 1 lần giao dịch. Và không có quy định về mức phí tối thiểu, điều này có nghĩa là các công ty có thể áp dụng mức phí 0% nến muốn. Tuy nhiên nhiên hiện nay, khoản phí này được các công ty thu nằm trong khoảng 0,15% – 0,35%.

Điểm đáng chú ý là khoản phí này chỉ áp dụng 1 chiều. Tức là nếu trader mua thành công sẽ mất phí, sau đó bán ra thì sẽ mất thêm 1 lần phí nữa. Phí môi giới này sẽ được tính ngay sau khi đặt lệnh thành công. Nếu lệnh đó không khớp thì công ty chứng khoán sẽ hoàn trả lại mức phí cho nhà đầu tư và chỉ được thu phí giao dịch khi lệnh giao dịch được thực hiện thành công.

Mức phí môi giới của một số công ty chứng khoán tại Việt Nam

Mức phí môi giới của một số công ty chứng khoán tại Việt Nam
Nguồn: Vietnambiz

Phí lưu ký chứng khoán

Đây là phí mà bạn phải trả nếu muốn nắm giữ chứng khoán lâu dài. Trong đó lưu ký chứng khoán chính là một hoạt động nhận ký gửi, đảm bảo an toàn và ghi nhận sở hữu chứng khoán của khách hàng do VSD (Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam) quản lý. 

Hay nói cách khác, phí lưu ký chứng khoán là khoản phí mà bạn phải nộp cho VSD để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của các công ty chứng khoán. Khoản phí này thường không cao và phụ thuộc vào công bố của công ty chứng khoán. Phí này sẽ được các công ty chứng khoán tính và thu vào cuối tháng.

Thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Đây là khoản phí được áp dụng cho việc chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên nó chủ áp dụng cho người Bán, người mua sẽ không phải chịu phí này. Khoản phí này cũng được nhà nước quy định mức chung là 0,1%.

Thuế nhận cổ tức tiền mặt

Nếu bạn là nhà đầu tư cổ phiếu và nhận cổ tức thì đây là mức thuế cần chú ý. Các cổ đông khi nhận cổ tức từ công ty sẽ phải trả 5% giá trị cổ tức tiền mặt. Hay nói cách khác khi nhận cổ tức, cổ đông chỉ được nhận 95% giá trị.

Các loại thuế và phí không thường xuyên khác

Ngoài các khoản phí và thế kể trên thì hiện nay vẫn còn rất nhiều loại Phí và thế khác. Có thể kể đến như phí ứng trước tiền mặt, phí thừa kế chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn, phí chào mua..v.v

Các khoản phí và thuế này tùy vào công ty chứng khoán mà có những phát sinh khác nhau. Do đó nếu quan tâm bạn có thể trực tiếp  tìm hiểu tại công ty chứng khoán cụ thể. Trên đây là tổng hợp các loại phí và thế trong giao dịch chứng khoán. Giờ cùng mình đến phần tiếp theo để xem thời gian đặt lệnh chứng khoán

Kết luận

Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn về các lệnh chứng khoán trong chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Có thể thấy rằng các lệnh chứng khoán trong chứng khoán cơ sở nhiều hơn và phức tạp hơn so với chứng khoán phái sinh. 

Vì thế nếu để giao dịch chứng khoán cơ sở các bạn cần tìm hiểu kỹ về các lệnh trước khi tham gia. Ngoài ra nếu bạn là nhà đầu tư mới, muốn giao dịch đơn giản thì có thể lựa chọn giao dịch chứng khoán phái sinh trên Mitrade. 

Hy vọng rằng với những gì mình vừa chia sẻ ở trên các bạn đã có thêm cho mình kiến thức để bước vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công!

Rate this post
Margin là gì? Cách sử dụng margin trong chứng khoán, tiền điện tử, Forex
F319: Những thông tin thú vị và tính năng hữu ích của diễn đàn chứng khoán F319