Blue Chip là gì? Danh sách cổ phiếu Bluechip đáng đầu tư nhất 2022
- On 09/09/2022
- By Dautumoi
- In bài hot
- No comments
3. Học chơi chứng khoán miễn phí
4. Cách chơi chứng khoán phái sinh
5. Cách mua cổ phiếu nước ngoài
6. Cách chơi chứng khoán trên điện thoại
7. Sàn chứng khoán ảo để chơi chứng khoán ảo
8. Các sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam
9. Các website đầu tư chứng khoán online
10. So sánh phí giao dịch chứng khoán
11. Các mã chứng khoán tốt hiện nay
12. Các loại lệnh trong chứng khoán phổ biến
13. Top 12 cuốn sách chứng khoán hay nên đọc cho người mới
2. Có nên mua vàng thời điểm này
4. Top 10+ sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín
1. Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường ngoại hối
2. 10 bước học Forex trading và những sự thật về Forex trading
3. Top 9 hình thức lừa đảo Forex hay gặp
4. Top 5 cách đầu tư Forex phổ biến
5. Hướng dẫn mở tài khoản Forex
6. Hướng dẫn chơi Forex cho người mới
7. Top các sàn Forex uy tín và tốt nhất
8. Nhận thưởng trên các sàn Forex bonus
9. Những tiêu chí & trang web đánh giá sàn Forex
▶️ Bitcoin
1. Bitcoin là gì? Bitcoin lừa đảo không
2. Top 6 cách chơi Bitcoin phổ biến
3. Top 15 cách kiếm tiền Bitcoin
4. Mở tài khoản mua Bitcoin nhanh
5. Top 20 sàn giao dịch Bitcoin uy tín và lớn nhất
6. Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền
7. Cách đào Bitcoin trên điện thoại&PC
8. Top 7 máy đào Bitcoin hiệu quả nhất
9. Top 10 phần mềm đào Bitcoin tốt nhất
▶️ Ethereum
1. ETH là gì? 5 cách đầu tư Ethereum
2. Mua bán ETH ở đâu? Cách mua Ethereum online
3. Mọi điều về cách đào ETH & máy đào ETH
▶️ Tiền Ảo
1. Top 5 cách đầu tư tiền ảo phổ biến
2. Hiệu suất đầu tư thị trường tiền ảo
3. Hướng dẫn trade coin&sàn trade coin
Bất kỳ ai tham gia thị trường chứng khoán đều sẽ quen thuộc với thuật ngữ phân loại cổ phiếu như Blue Chip, Mid-cap, Penny…
Trong đó, cổ phiếu Bluechip luôn nhận được nhiều chú ý của giới đầu tư cũng như những chuyên gia phân tích thị trường, do tầm ảnh hưởng của chúng.
Vậy cổ phiếu Blue Chip là gì? Có nên đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip hay không? Nếu có thì cổ phiếu Bluechip nào nên đầu tư nhất trong năm 2021? Bài viết này là tổng hợp các kiến thức và câu trả lời cho bạn đọc tham khảo.
Mục lục
Blue Chip là gì? So sánh cổ phiếu Bluechip và Penny
Cổ phiếu Blue Chip là tên gọi dành cho những cổ phiếu được phát hành bởi các công ty có vốn hóa lớn, uy tín, danh tiếng và có ảnh hưởng đến thị trường, hay thường được gọi là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường.
Do những yếu tố về tài chính và danh tiếng mà cổ phiếu Blue Chip thường có giá khá cao so với các cổ phiếu khác trong cùng ngành nghề. Điều này làm cho nhiều người với số vốn ít thường có xu hướng tìm đến loại cổ phiếu có mệnh giá thấp như cổ phiếu Penny. Vậy ngoài khác biệt về giá thì hai loại cổ phiếu này còn có điểm nào khác biệt, chúng ta cùng xem xét bảng so sánh dưới đây:
Nội dung
Cổ phiếu Blue Chip
Cổ phiếu Penny
Quy mô công ty
Lớn
Nhỏ
Vốn hóa
> 10.000 tỷ VNĐ (Tại VN)
> 10 tỷ USD (Tại Mỹ)
< 1.000 tỷ VNĐ (tại VN)
< 2 tỷ USD (Tại Mỹ)
Tỷ trọng
~ 60 % vốn hóa thị trường
~ 10 % vốn hóa thị trường
Giá cổ phiếu
Cao
Thấp
Thanh khoản
Cao
Thấp
Tài chính
Tốt
Không ổn định
Danh tiếng
Được biết đến rộng rãi
Ít được biết đến
Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
● An toàn khi đầu tư nhờ tăng trưởng ổn định và bền vững.
● Thường trả cổ tức
Nhược điểm:
● Giá cao
● Hiệu suất tăng trưởng có thể thấp.
Ưu điểm:
● Giá thấp.
● Biên độ giao động thường lớn có thể tạo hiệu suất cao.
Nhược điểm:
● Tài chính không ổn định khiến giao động giá mạnh có thể tạo nhiều rủi ro.
Ví dụ
Cổ phiếu Mỹ: Apple, Amazon, Microsoft…
Cổ phiếu Việt Nam: HPG, VCB, VIC…
Cổ phiếu Mỹ: Zovio (ZVO), AMPG, CREX…
Cổ phiếu Việt Nam: HQC, KLF, ITA…
Như vậy, có sự khác biệt lớn giữa hai loại cổ phiếu Blue Chip và Penny. Ngoài ra, điều kiện để trở thành một cổ phiếu Bluechip cũng được yêu cầu khá cao. Phần tiếp theo của bài viết sẽ tổng quan các yếu tố giúp một cổ phiếu được công nhận là Blue Chip.
Điều kiện trở thành Cổ phiếu Blue Chip tại Việt Nam và Mỹ
Không có quy định văn bản nào cho một cổ phiếu để trở thành Blue Chip, tuy nhiên mỗi thị trường sẽ có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá một cổ phiếu có phải là Blue Chip hay không. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những điều kiểm để trở thành cổ phiếu Blue Chip tại Việt Nam và Mỹ và các bước để giao dịch cổ phiếu này.
Tại Việt Nam:
Điều kiện:
– Vốn hóa lớn hơn 10.000 tỷ VNĐ
– Danh tiếng và thương hiệu: công ty có thương hiệu nổi tiếng với uy tín và danh tiếng quốc gia.
– Tài chính: ngoài vốn hóa lớn, công ty cần có các điều kiện tài chính tốt như tăng trưởng lợi nhuận dương, ổn định qua các năm, tiềm năng phát triển…
– Thuộc các chỉ số chính của thị trường: Thường các cổ phiếu Blue chip có mặt trong các chỉ số chính của thị trường như VN30, HNX30…
Cách thức giao dịch:
Nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch các cổ phiếu Blue chip theo hình thức cơ sở hoặc có thể đầu tư vào nhóm chỉ số VN30 qua hình thức phái sinh bằng cách mở tài khoản chứng khoán tại các công ty môi giới chứng khoán trong nước:
Tại Mỹ:
Điều kiện:
– Vốn hóa công ty: một mốc được chấp nhận chung là vốn hóa thị trường khoảng 10 tỷ USD, mặc dù các công ty dẫn dắt thị trường hoặc ngành có thể thuộc về bất cứ quy mô nào.
– Danh tiếng và thương hiệu: công ty tạo dựng được danh tiếng tốt, uy tín, chất lượng, mang thương hiệu quốc gia hoặc quốc tế.
– Tài chính: Ngoài việc có vốn hóa lớn, các công ty này cần lịch sử tăng trưởng lợi nhuận ổn định, ít hoặc không có nợ xấu, tiềm năng phát triển bền vững, lâu dài.
– Thuộc các nhóm chỉ số chính trên thị trường: thường các cổ phiếu Blue chip sẽ góp mặt trong các chỉ số chính của thị trường như Dow Jones Industrial Average (DJIA), Nasdaq 100, S&P 500.
Các thức giao dịch:
Để giao dịch các cổ phiếu Blue Chip, nhà đầu tư có thể tham gia hình thức giao dịch chứng khoán cơ sở hoặc phái sinh.
Đối với nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, thì việc giao dịch chứng khoán cơ sở quốc tế tại Việt Nam không được công nhận bởi pháp luật. Chính vì vậy, người tham gia chỉ có thể giao dịch chứng khoán phái sinh với hình thức phổ biến là hợp đồng chênh lệch CFD được cung cấp bởi các công ty môi giới chứng khoán quốc tế.
– Một số công ty môi giới chứng khoán quốc tế có cấp phép hoạt động bởi các tổ chức chính phủ và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam như Mitrade, Fxpro, Etoro…
– Người tham gia có nhanh chóng mở tài khoản online trên PC hoặc app dành cho di động.
– Nạp tiền nhanh chóng nhờ các hỗ trợ từ nhiều đơn vị thanh toán. Ví dụ công ty Mitrade cung cấp hình thức nạp tiền miễn phí qua ví điện tử MOMO, Internet banking và ATM…
– Giao dịch dễ dàng với các công cụ hỗ trợ giao dịch như biểu đồ giá, công cụ phân tích kỹ thuật, tin tức thị trường…
Ví dụ giao dịch CFD cổ phiếu Blue chip với 100 USD: Cổ phiếu Pfizer
GIAO DỊCH CỔ PHIẾU BLUECHIP MỸ Ở ĐÂU UY TÍN?
Danh sách cổ phiếu Blue Chip Mỹ đáng đầu tư
Danh sách cổ phiếu Blue Chip tại thị trường chứng khoán Mỹ đáng đầu tư:
Mã CP
Công ty
Thông tin cổ phiếu
Hiệu suất
2021
AAPL
Apple Inc.
+ Ngành nghề: Công nghệ điện tử
+ Vốn hóa: 2.429 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 274,1 tỷ USD
+ P/E: 31,97
9,93 %
BRK.B
Berkshire Hathaway Inc.
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 639 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 245,5 tỷ USD
+ P/E: 6,3
20,41 %
MSFT
Microsoft Corp.
+ Ngành nghề: Dịch vụ công nghệ
+ Vốn hóa: 2.111 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 143 tỷ USD
+ P/E: 37,7
26,17 %
JNJ
Johnson & Johnson
+ Ngành nghề: Công nghệ y tế
+ Vốn hóa: 444,8 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 82,6 tỷ USD
+ P/E: 29, 75
7,28 %
JPM
JPMorgan Chase & Co.
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 426 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 127,2 tỷ USD
+ P/E: 9,98
19,72 %
FB
Facebook Inc.
+ Ngành nghề: Dịch vụ công nghệ
+ Vốn hóa: 974,8 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 85,9 tỷ USD
+ P/E: 28,82
25,96 %
GOOG
Alphabet Inc (Google)
+ Ngành nghề: Dịch vụ công nghệ
+ Vốn hóa: 1.730 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 182,3 tỷ USD
+ P/E: 34,42
50 %
BAC
Bank of America Corp.
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 326,5 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 94,9 tỷ USD
+ P/E: 12,6
27,12 %
UNH
Unitedhealth Group Incorporated
+ Ngành nghề: Dịch vụ y tế
+ Vốn hóa: 391,5 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 257,1 tỷ USD
+ P/E: 18,25
13,54 %
PFE
Pfizer Inc
+ Ngành nghề: Công nghệ y tế
+ Vốn hóa: 228,2 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 41,9 tỷ USD
+ P/E: 20,43
10,72 %
(1) Apple Inc: Công ty công nghệ đa quốc gia chuyên về các thiết bị phần cứng, phần mềm, dịch vụ online cho thiết bị di động và máy tính, thành lập năm 1976. Công ty năm trong nhóm chỉ số DJIA, Nasdaq 100, S&P 100 và S&P 500.
(2) Berkshire Hathaway Inc.: Tập đoàn tài chính đa quốc gia của Mỹ, thành lập năm 1839. Chủ tịch và CEO của tập đoàn này là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, một trong những yếu tố quan trọng giúp cho Berkshire Hathaway có được mức tăng trưởng ổn định hằng năm.
(3) Microsoft Corp.: Là tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên phát triển, sản xuất, cấp bằng sáng chế và kinh doanh các sản phẩm và dịch phần mềm, phần cứng cho máy tính, thành lập năm 1975. Công ty nằm trong nhóm chỉ số DJIA, Nasdaq 100, S&P 100 và S&P 500.
(4) Johnson & Johnson: Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các thiết bị y tế, dược phẩm và hàng hóa đóng gói, thành lập năm 1886. J&J nằm trong nhóm chỉ số DJIA, S&P 100 và S&P 500. Công ty đứng vị trí 36 trong top Fortune 500 vào năm 2021 về tổng doanh thu.
(5) J.P. Morgan: Là ngân hàng đầu tư và công ty dịch vụ tài chính lớn nhất của Mỹ và đứng thứ 04 trên thế giới về tổng tài sản. Đây là ngân hàng nằm trong nhóm chỉ số DJIA, S&P 100 và S&P 500 có mức tăng trưởng và hiệu suất ổn định.
(6) Facebook: Là công ty công nghệ chuyên về mạng xã hội và quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội của Mỹ, thành lập năm 2004, và nằm trong chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100. Facebook cũng là công ty sở hữu các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Instagram, WhatsApp, Oculus, Giphy và Mapilary.
(7) Alphabet Inc (Google): Công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ chuyên phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến mạng internet và cũng là công ty mẹ của Google. Alphabet Inc là một trong 04 công ty công nghệ lớn nhất và giá trị nhất thế giới.
(8) Bank of America Corp: là ngân hàng đầu tư và công ty về dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ, thành lập năm 1904. BAC là ngân hàng lớn thứ 02 của Mỹ sau ngân hàng JP Morgan và đứng thứ 08 trên thế giới.
(9) UnitedHealth Group Incorporated: Công ty bảo hiểm và chăm sóc y tế đa quốc gia của Mỹ, được thành lập vào năm 1977. Đây là công ty chăm sóc y tế lớn thứ hai (sau CVS Health) về doanh thu và công ty bảo hiểm lớn nhất về phí bảo hiểm ròng.
(10) Pfizer Inc: Tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm đa quốc gia của Mỹ, được thành lập từ năm 1849 chuyên phát triển các loại thuốc y tế và vacxin. Với việc hợp tác phát triển và sản xuất vacxin Covid-19 với công ty Biotech của Đức, Pfizer tiếp tục được mong đợi sẽ tăng trưởng doanh thu mạnh vào năm 2021.
Danh sách cổ phiếu Blue Chip Việt Nam đáng đầu tư
Danh sách cổ phiếu Blue Chip tại thị trường chứng khoán Việt Nam đáng đầu tư:
Mã CP
Công ty
Thông tin cổ phiếu
Hiệu suất 2021
HPG
Tập đoàn Hòa Phát
+ Ngành nghề: Sản xuất chế tạo
+ Vốn hóa: 211.569 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 90.119 tỷ VNĐ
+ P/E: 11,53
52,26 %
FPT
Tập đoàn FPT
+ Ngành nghề: Dịch vụ công nghệ
+ Vốn hóa: 78.316 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 29.830 tỷ VNĐ
+ P/E: 23,06
68,51%
MWG
Công ty CP Thế giới di động
+ Ngành nghề: Bán lẻ
+ Vốn hóa: 76.704 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 108.546 tỷ VNĐ
+ P/E: 18,05
37,43 %
VHM
Công ty CP Vinhomes
+ Ngành nghề: Bất động sản
+ Vốn hóa: 350.662 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 71.547 tỷ VNĐ
+ P/E: 13,13
20,67 %
MBB
Ngân hàng TMCP Quân đội
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 105.415 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 43.179 tỷ VNĐ
+ P/E:10,46
37,23 %
ACB
Ngân hàng thương mại CP Á Châu
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 91.596 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 36.479 tỷ VNĐ
+ P/E: 10,58
49,02 %
NVL
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va
+ Ngành nghề: Bất động sản
+ Vốn hóa: 152.758 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 5.206 tỷ VNĐ
+ P/E: 32,72
114,35 %
VPB
Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam Thịnh Vượng
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 148.206 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 60.101 tỷ VNĐ
+ P/E: 13,06
85,54 %
TCB
Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Việt Nam
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 173.493 tỷ VNĐ
+ Doanh thu 2020: 37.239 tỷ VNĐ
+ P/E: 14,29
59,68 %
SSI
Công ty CP Chứng khoán SSI
+ Ngành nghề: Tài chính
+ Vốn hóa: 33.987 tỷ USD
+ Doanh thu 2020: 3.106 tỷ VNĐ
+ P/E: 26,34
55,59 %
(1) Tập đoàn Hòa Phát: Tập đoàn chuyên về lĩnh vực sản xuất chế tạo thép, ngoài ra công ty cũng mở rộng phát triển sang các mảng kinh doanh khác như nội thất, bất động sản… Một trong những Blue Chip được quan tâm nhiều nhất trong nhóm chỉ số VN-30 trong năm 2020 và 2021 nhờ tăng trưởng kinh doanh và hiệu suất đầu tư.
(2) Tập đoàn FPT: Tập đoàn công nghệ và tài chính hàng đầu Việt Nam. Với hiệu suất đầu tư lên đến gần 70% trong những tháng đầu năm 2021, thì tập đoàn FPT tiếp tục là cổ phiếu Blue Chip đáng được đầu tư trong thời gian tới.
(3) Công ty CP Thế giới di động: Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử. Công ty CP Thế giới di động hưởng lợi từ danh tiếng và thương hiệu của mình trong năm 2021 khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu bán hàng của công ty đã tăng mạnh, giúp đẩy giá cổ phiếu lên và mở ra cơ hội đầu tư cho người tham gia thị trường.
(4) Công ty CP Vinhomes: Vinhomes là một trong ba mã cổ phiếu thuộc tập đoàn Vingroup trong nhóm chỉ số VN30 với hiệu suất đầu tư tốt nhất trong năm 2021. Hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế và triển vọng trong ngành bất động sản, Vinhomes tiếp tục được mong đợi có những bước tăng giá mới trong nửa cuối năm 2021.
(5) Ngân hàng TMCP Quân đội: MB tiếp tục duy trì vị thế của mình khi lọt vào top 5 ngân hàng thương mại có chất lượng và hiệu quả chuyển đổi công nghệ số năm 2020. MB đang phấn đầu trở lọt vào top 3 ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm 2021 và đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.
(6) Ngân hàng thương mại CP Á Châu: ACB là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam. Việc lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2020 đem lại một cơ hội đầu tư lớn cho người tham gia thị trường chứng khoán.
(7) Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va: Công ty chuyên về bất động sản No Va đạt được hiệu suất đầu tư trên 100% trong năm 2021 khi ngành bất động sản được chú trọng cho phát triển kinh doanh trong năm nay. No Va sẽ là mã cổ phiếu đáng quan tâm nhờ kỳ vọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới.
(8) Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam Thịnh Vượng: VPbank là ngân hàng thành lập từ năm 1993 và được đánh giá là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Các động thái về thương vụ bán vốn tại FE Credit và kinh doanh bảo hiểm với AIA đang được kỳ vọng giúp VPbank nâng vốn tự có lên 90.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Điều này cho thấy cơ hội đầu tư vào VPbank còn rất lớn.
(9) Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Việt Nam: Techcombank là ngân hàng được thành lập từ năm 1993 với sự phát triển bền vững là duy trì vị thế trong nhóm chỉ số VN30. Vào tháng 5/2021, Techcombank đã vượt qua các ngân hàng lớn tại Việt Nam để trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 trên sàn giao dịch chứng khoán.
(10) Công ty CP Chứng khoán SSI: SSI là một trong những công ty chứng khoán lâu đời và lớn nhất Việt Nam. Sự bùng nổ trong thị trường đầu tư chứng khoán năm 2021 tiếp tục là cơ hội để SSI phát triển và khẳng định vị thế của mình.
Danh sách những cổ phiếu không còn là Blue Chip trong năm 2020 và 2021
Dưới tác động của nền kinh tế, các yếu tố thị trường, doanh nghiệp, có rất nhiều các công ty đã bị loại khỏi danh sách Blue Chip hằng năm và thay thế bởi những cái tên mới.
Một số tên tuổi lớn ở thị trường chứng khoán Mỹ đã bị loại khỏi danh sách S&P 500 năm 2020 và 2021 như:
– Walmart.
– Raytheon Technologies Corp.
– US Bancorp.
– Kimberly-Clark.
– Ross Stores Inc.
Dù vẫn có được vốn hóa thị trường lớn nhưng hiệu suất hay những yếu tố tài chính không đạt yêu cầu tăng trưởng đã khiến các công ty này mất vị thế của mình.
Tại Việt Nam, một số công ty lớn cũng bị loại ra khỏi danh sách VN30 sau một thời gian dài vào năm 2020 khi không đạt thanh khoản yêu cầu như:
– Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB)
– Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB)
Khi bị loại ra khỏi danh sách các chỉ số chính hay Blue Chip, giá cổ phiếu của các công ty này sẽ có biến động mạnh, chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhật tin tức thị trường để đánh giá cơ hội và nguy cơ cho danh mục đầu tư của mình.
Có nên đầu tư cổ phiếu Blue Chip?
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip hay không?” một người tham gia thị trường cần phải xác định được rõ chiến lược cũng như nguyên tắc đầu tư của mình.
Với khả năng tài chính lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm thì cổ phiếu Blue chip sẽ là lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư, với một số yếu tố:
– Đầu tư dài hạn.
– Nguồn vốn lớn: do giá cổ phiếu Blue-chip thường khá cao.
– Mong muốn nhận cổ tức hằng năm.
Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu Blue Chip có biến động giá lớn từ những tác động thị trường hay các yếu tố doanh nghiệp, ngành nghề. Việc lựa chọn cổ phiếu Blue Chip nào cũng là một câu hỏi nhà đầu tư cần quan tâm. Một số gợi ý khác cho nhà đầu tư tham khảo:
– Đa dạng hóa danh mục đầu tư với các cổ phiếu Blue Chip, Mid-cap và Penny.
– Lựa chọn hình thức đầu tư theo nguyên tắc đầu tư: Đầu tư dài hạn với chứng khoán cơ sở, đầu tư ngắn hạn với chứng khoán phái sinh.
Mặc dù, cổ phiếu Blue Chip không phải lựa chọn yêu thích cho những người đầu cơ lướt sóng vì giao động giá thường thấp, nhưng nó sẽ là lựa chọn an toàn để nhà đầu tư quản trị rủi ro khi biến động thị trường xảy ra.