Trong đầu tư tài chính thì một trong những yếu tố cơ bản giúp nhà đầu tư thành công chính là tâm lý ổn định và vững vàng. Tuy nhiên điều này không dễ có được, đặc biệt ở những người mới tham gia thị trường.

Các thuật ngữ như “Fomo” hay “Fud” là những bẫy tâm lý mà nhà đầu tư hay mắc phải trong các thị trường chứng khoán, Forex hay Coin.

Vậy Fomo là gì? Fud là gì? Làm thế nào để tránh các bẫy tâm lý này khi tham gia thị trường? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

Mục lục

FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out), có nghĩa là sợ mất cơ hội, bị nằm ngoài cuộc chơi. Trong đầu tư tài chính như chứng khoán, forex, coin, hàng hóa… nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, bởi các yếu tố tăng lợi nhuận liên tục của một sản phẩm nào đó mà có xu hướng kích động, muốn tham gia cuộc chơi để hưởng lợi. Điều này khiến cho đánh giá của họ trở nên bị động, mất đi độ chính xác cần có.

Đây thường là điểm yếu tâm lý của những nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những người mới tham gia, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý này lại là một cơ hội cho những nhà tạo lập thị trường, quỹ đầu tư hay nhà đầu tư lớn để làm giá sản phẩm và kiếm được khoản lợi nhuận lớn. 

5 loại giao dịch do hiệu ứng FOMO

Tâm lý FOMO sẽ ảnh hưởng đến cách giao dịch của người tham gia thị trường. 05 loại giao dịch xuất phát từ hiệu ứng FOMO:

(1) Giao dịch theo đám đông: Các traders thường tham gia các hội nhóm giao dịch để trao đổi kiến thức hay tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhưng điều này khiến cho họ có xu hướng giao dịch theo số đông những traders khác mà không nắm rõ sản phẩm mình đang giao dịch. Đi theo đám đông khiến họ thấy mình không bị bỏ lại mà không mất đi cơ hội tiềm năng.

(2) Thử vận may: Khi thấy những traders khác có lãi hay sản phẩm như chứng khoán, coin… mà mình theo dõi đang trong xu hướng tăng giá, bạn sẽ tham gia vào giao dịch với mong muốn gặp may mà không dựa vào các phân tích cơ bản hay kỹ thuật để tìm điểm mua bán.

(3) Giao dịch đuổi theo xu hướng giá: Một trong các giao dịch do hiệu ứng FOMO gây ra dễ dẫn đến thua lỗ cho nhà đầu tư đó là việc “đu đỉnh” hay “bắt đáy”. Ví dụ, khi thấy giá của cổ phiếu, coin, tiền tệ lên cao, đã được chú ý đến bởi truyền thông hay số đông nhà đầu tư, bạn vội vàng đặt lệnh mua bán, hay trong xu hướng giảm của thị trường, bạn nôn nóng bắt đáy mà chưa có tín hiệu đảo chiều.

(4) Mua bán quá nhiều sản phẩm giao dịch: Đây là một trong những loại giao dịch dễ thấy của một trader bị FOMO, họ sợ mất cơ hội nên liên tục mua các mã sản phẩm mới để mong kiếm lời, điều này có thể khiến họ không kiểm soát được danh mục đầu tư của mình hiệu quả.

(5) Giao dịch liên tục: Các trader bị tâm lý FOMO có thể sẽ mua bán liên tục do mất kiên nhẫn, điều này có thể khiến họ mua đỉnh, bán đáy.

Những chiêu trò lừa đảo FOMO hay gặp

Lợi dụng tâm lý FOMO ở nhà đầu tư, những kẻ lừa đảo đã nghĩ ra các chiêu trò để chiếm đoạt tài sản của những người tham gia thị trường đầu tư tài chính. Các chiều trò lừa đảo thường gặp gồm có:

 (1) Cam kết lợi nhuận đầu tư cao: Đây là một trong những hình thức nhắm vào lòng tham của những người mới tham gia thị trường thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Các chiêu trò quảng cáo, lập hội nhóm, chia sẻ các tài khoản lãi để dụ dỗ nhà đầu tư.

Một số ví dụ nổi tiếng về các sàn giao dịch cam kết lợi nhuận khủng đã bị phát giác tại Việt Nam như:

Tháng 4/2021: Sàn môi giới Coolcat giao dịch tiền ảo, forex, vàng với cam kết bảo hiểm 100% vốn cùng lợi nhuận từ 50% – 400%/ tháng, sau hơn một tháng hoạt động thì sàn này không thể truy cập được nữa và nhà đầu tư báo mất tiền lên đến gần 1000 tỷ VNĐ.

Tháng 5/2021: Sàn giao dịch tiền ảo Busstrade cam kết bảo hiểm 100% vốn cùng lợi nhuận hàng tháng lên đến 30%, đã bị sập, số lượng người bị hại báo với cơ quan chức năng lên đến trên 2000 người tại hơn 12 tỉnh thành phố tại Việt Nam.

(2) Các yêu cầu giới thiệu người tham gia để nhận hoa hồng theo phân cấp: Một mô hình đa cấp thường được sử dụng bởi các sàn giao dịch ảo bất hợp pháp để có thu hút người sử dụng. Họ dùng tiền của người tham gia trước để trả cho người sau.

Ví dụ gần đây nhất là tháng 72021: Nền tảng BitcoinDefi giao dịch tiền ảo Bitcoin tại Việt Nam hoạt động theo mô hình đa cấp kim tự tháp, khi giới thiệu được nhận lãi theo cấp bậc quy đi, nếu đủ 3 cấp thì có mức lợi nhuận lên đến 251%. Nhưng người đại diện cho BitcoinDefi sớm biến mất sau thời gian ngắn hoạt động và tiền đầu tư của người tham gia theo đó bốc hơi.

(3) ICO (Initial Coin Offering- Phát hành đồng coin lần đầu): Đây là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ các dự án tiền ảo mới được thiết lập. Một đồng tiền ảo mới được phát hành với những hứa hẹn lợi nhuận khủng cho người tham gia.

Một ví dụ nổi tiếng tại Việt Nam, là đồng tiền ảo iFan của công ty CP Modern Tech tại Hồ Chí Minh liên quan đến hơn 32000 nhà đầu tư và gây thiệt hại lên đến trên 15.000 tỷ VNĐ sau khi dự án này tiền iFan này bị thất bại.

Mặc dù đã được cảnh bảo rất nhiều lần bởi các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như thông tin trên truyền thông, nhưng những vụ việc lừa đảo đầu tư tài chính này vẫn diễn ra liên tục. Tâm lý FOMO – Sợ mất cơ hội kiếm lời, khiến người tham gia thị trường bị cuốn vào vòng cạm bẫy.

Để tránh những cạm bẫy từ hiệu ứng FOMO này, nhà đầu tư nên lựa chọn những sàn môi giới chứng khoán, tiền ảo, forex uy tín, có cấp phép hoạt động rõ ràng và lựa chọn giao dịch các đồng coin nổi tiếng, đã được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng nhà đầu tư và giữ vị thế cao trong thị trường như Bitcoin, Bitcoin Cash, Ethereum, Litecoin…

Một số công ty môi giới đầu tư tài chính cho bạn đọc tham khảo:

Sàn môi giới

MiTrade

Bittrex

Remitano

Website

https://www.mitrade.com/

https://global.bittrex.com/   https://bittrex.com/ (US)

https://remitano.com/

Loại sàn

Sàn giao dịch CFD Forex, Cổ phiếu, Chỉ số chứng khoán, Tiền điện tử, Hàng hóa.

Sàn giao dịch tiền điện tử

Sàn giao dịch tiền điện tử theo hình thức P2P.

Cấp phép

Giấy phép SIB số 1612446 từ Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA) và giấy phép AFSL số 398528 từ Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và có Giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc

N/A

N/A

Đòn bẩy

1:5 ~ 1:200

Giới hạn người sử dụng và tỷ lệ thấp 1:3

1:2 đối với tính năng Invest.

Phí giao dịch

+ Phí nạp rút tiền: 0

+ Phí hoa hồng: 0

+ Phí qua đêm: thấp

+ Phí spread: thả nổi

+ Phí nạp rút tiền: theo phí mạng blockchain

+ Phí hoa hồng: theo khối lượng giao dịch và loại lệnh, dao động 0 ~ 0,75%

+ Phí nạp rút tiền VNĐ: 0

+ Phí nạp rút tiền ảo: theo khối lượng.

+ Phí hoa hồng: 1%

Các yếu tố dẫn đến hiệu ứng FOMO

Các yếu tố dẫn đến hiệu ứng FOMO của người giao dịch bao gồm:

– Thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: Thực tế cho thấy những trader mới tham gia thị trường thường dễ bị FOMO cao gấp đôi so với những nhà đầu tư giàu có kinh nghiệm. Việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư làm họ không đánh giá được cơ hội đầu tư mà có xu hướng giao dịch theo đám đông.

– Thiếu kiên nhẫn: Dễ nhận thấy tâm lý Fomo ở những trader thiếu kiên nhẫn bởi họ sẽ luôn cảm thấy cần phải giao dịch ngay lập tức nếu không giá cổ phiếu hay coin… sẽ chạy mất và họ không còn điểm vào tốt nhất lúc này.

– Giao dịch thiếu nguyên tắc: Khi trader không có một chiến lược giao dịch hay nguyên tắc đầu tư chắc chắn và tuân thủ chúng thì Fomo sẽ là trạng thái tâm lý chiếm ưu thế. Trader sẽ liên tục giao dịch mà không thể hiểu chính xác những giao dịch của chính mình.

– Thiếu hoặc không tự tin: Khi không có đủ tự tin vào việc ra quyết định đầu tư của chính mình, thì trader sẽ tìm đến các traders khác để dựa vào và đầu tư theo họ. Việc này khiến họ có thể giao dịch bất cứ sản phẩm nào được khuyến nghị với hy vọng có lợi nhuận.

– Ảnh hưởng của mạng xã hội: Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì các nhà đầu tư có thể thảo luận trên các diễn đàn đầu tư. Điều này có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của trader vì các thông tin sai lệch hay quyết định làm theo đám đông.

Cách vượt qua hiệu ứng FOMO

Để có thể giao dịch hiệu quả và khả năng kiếm lợi nhuận tốt hơn thì người giao dịch phải tránh được các yếu tố tâm lý FOMO. Dưới đây là các cách vượt qua hiệu ứng FOMO để bạn đọc tham khảo:

– Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: Đây là cách giúp nhà đầu tư có được tự tin và khả năng phân tích cơ hội đầu tư hiệu quả, giảm áp lực tâm lý khi biến động thị trường hoặc ảnh hưởng từ đám đông.

– Thiết lập một nguyên tắc đầu tư rõ ràng: Nhà đầu tư cần xây dựng cho mình những nguyên tắc đầu tư và tuân thủ những nguyên tắc đó như điểm cắt lỗ, chốt lời, số lượng sản phẩm trong danh mục đầu tư… giúp cho việc đầu tư rõ ràng và giảm bớt hiệu ứng Fomo.

– Học hỏi từ sai lầm khi giao dịch do Fomo: Fomo là điều khó tránh cho các nhà đầu tư, nên việc xem xét lại những sai lầm trong việc ra quyết định hay thua lỗ khi giao dịch dưới áp lực Fomo là điều giúp nhà đầu tư tránh được việc lặp lại sai lầm.

– Kiểm soát tâm lý đầu tư của chính mình: Huyền thoại đầu tư Warren Buffett từng nói “Thị trường chứng khoán là nơi những người thiếu kiên nhẫn sẽ giao tiền cho người kiên nhẫn”. Không chỉ học tính kiên nhẫn, nhà đầu tư còn học cách kiểm soát, điều tiết tâm lý của mình, đặc biệt trong các các biến động mạnh của thị trường.

– Chọn lọc và giới hạn việc sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội hay diễn đàn đầu tư như một con dao hai lưỡi, gồm cả thông tin đúng và thông tin sai lệch. Chính vì vậy nhà đầu tư cần chọn lọc và xác nhận các thông tin này cẩn thận, đồng thời hạn chế sử dụng hay tham gia quá nhiều diễn đàn dẫn đến loạn thông tin.

Fud là gì? Khác gì với FOMO

FUD (Fear – Uncertainty – Doubt), có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Fud trong thị trường đầu tư tài chính được sử dụng như một chiến lược bởi những nhà đầu tư lớn hay những tổ chức muốn thao túng giá một cổ phiếu hay tiền ảo nào đó, tung tin giả tác động tâm lý để nhà đầu tư bán tháo ra sản phẩm rồi họ mua được ở mức giá thấp.  

FUD và FOMO nằm trong chuỗi diễn biến tâm lý của nhà đầu tư nhưng lại hoàn toàn khác nhau. FOMO là cảm giác sợ mất cơ hội tham gia thị trường khiến traders lao vào mua bán giữ chỗ trong thị trường. Còn FUD là hiệu ứng tâm lý khiến traders sợ hãi, lo lắng tháo chạy khỏi thị trường.

Các yếu tố dẫn đến hiệu ứng Fud

Các yếu tố dẫn đến Fud:

– Mạng xã hội, truyền thông: FUD là hiệu ứng tâm lý được sử dụng trong chiến lược tâm lý trong thị trường tài chính và kinh doanh, sử dụng các tin đồn, thông tin sai lệch gây hoang mang cho người tham gia thị trường.

– Thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: Điểm yếu của người mới tham gia thị trường đầu tư tài chính là khả năng nhận định, quan sát và phân tích các yếu tố thị trường tác động đến giá các sản phẩm tài chính. Điều này khiến họ thiếu tự tin và kiên nhẫn trong quá trình giao dịch, không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến quyết định sai.

– Không có chiến lược và nguyên tắc đầu tư: Giao dịch theo cảm tính thay vì các quyết định lý chí và tính kỷ luật khiến traders gặp phải hiệu ứng Fud.

Fub và Fomo đều là các hiệu ứng tâm lý mà nhà đầu tư cần phải tránh để có thể tồn tại và kiếm lợi nhuận trên thị trường. Khi biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiệu ứng tâm lý này thì có thể tìm giải pháp để kiểm soát và điều khiển tâm lý của mình.

Kết luận

Một nhà đầu tư thành công không chỉ ở việc biết sử dụng nguồn vốn hiệu quả mà cần phải biết cách điều khiển tâm lý của chính mình. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm kiến thức về các hiệu ứng tâm lý tiêu cực như Fomo và Fud để tránh mắc bẫy giao dịch do chúng gây ra. 

Rate this post
Nasdaq là gì và cách chơi? Toàn tập về Chỉ số Nasdaq, sàn Nasdaq(hiệu suất+điều kiện niêm yết)
MT4 là gì? Tải MT4 ở đâu? Hướng dẫn sử dụng Metatrader 4 từ A đến Z