20 mô hình nến đảo chiều TĂNG và GIẢM Phân tích biểu đồ nến Nhật chi tiết
- On 09/09/2022
- By Dautumoi
- In bài hot
- No comments
3. Học chơi chứng khoán miễn phí
4. Cách chơi chứng khoán phái sinh
5. Cách mua cổ phiếu nước ngoài
6. Cách chơi chứng khoán trên điện thoại
7. Sàn chứng khoán ảo để chơi chứng khoán ảo
8. Các sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam
9. Các website đầu tư chứng khoán online
10. So sánh phí giao dịch chứng khoán
11. Các mã chứng khoán tốt hiện nay
12. Các loại lệnh trong chứng khoán phổ biến
13. Top 12 cuốn sách chứng khoán hay nên đọc cho người mới
2. Có nên mua vàng thời điểm này
4. Top 10+ sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín
1. Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường ngoại hối
2. 10 bước học Forex trading và những sự thật về Forex trading
3. Top 9 hình thức lừa đảo Forex hay gặp
4. Top 5 cách đầu tư Forex phổ biến
5. Hướng dẫn mở tài khoản Forex
6. Hướng dẫn chơi Forex cho người mới
7. Top các sàn Forex uy tín và tốt nhất
8. Nhận thưởng trên các sàn Forex bonus
9. Những tiêu chí & trang web đánh giá sàn Forex
▶️ Bitcoin
1. Bitcoin là gì? Bitcoin lừa đảo không
2. Top 6 cách chơi Bitcoin phổ biến
3. Top 15 cách kiếm tiền Bitcoin
4. Mở tài khoản mua Bitcoin nhanh
5. Top 20 sàn giao dịch Bitcoin uy tín và lớn nhất
6. Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền
7. Cách đào Bitcoin trên điện thoại&PC
8. Top 7 máy đào Bitcoin hiệu quả nhất
9. Top 10 phần mềm đào Bitcoin tốt nhất
▶️ Ethereum
1. ETH là gì? 5 cách đầu tư Ethereum
2. Mua bán ETH ở đâu? Cách mua Ethereum online
3. Mọi điều về cách đào ETH & máy đào ETH
▶️ Tiền Ảo
1. Top 5 cách đầu tư tiền ảo phổ biến
2. Hiệu suất đầu tư thị trường tiền ảo
3. Hướng dẫn trade coin&sàn trade coin
Phân tích kỹ thuật bằng nến Nhật trong thị trường đầu tư tài chính đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới bởi các chuyên gia kinh tế, môi giới chứng khoán, nhà đầu tư cũng như trader. Việc xác định xu hướng giá qua các mô hình nến đảo chiều là một phần quan trọng trong giao dịch hiệu quả.
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách phân tích các biểu đồ nến Nhật và cách kết hợp mô hình nến Nhật với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, Bollinger band, MA… để xác định xu hướng giá của một sản phẩm giao dịch.
Mục Lục
Mô hình nến Nhật là gì? Cách đọc mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật hay còn gọi là biểu đồ hình nến là một dạng biểu đồ thể hiện sự vận động giá của sản phẩm tài chính như chứng khoán, hàng hóa, tiền ảo, forex… Mô hình nến Nhật được phát triển ở Nhật vào những năm 1700s bởi một người buôn gạo tên là Munehisa Homma, trước khi phương Tây tạo ra các mô hình giá hình thanh và caro. Không những chỉ ra vận động về giá, mà mô hình nến Nhật còn cho thấy tâm lý của người tham gia giao dịch, điều mà giúp các trader có thể đưa ra các dự đoán về xu hướng giá tiếp theo và quyết định vị thế mua bán của mình.
Một số lưu ý quan trọng:
🔮 Biểu đồ nến Nhật được sử dụng để trader đưa ra các quyết định về xu hướng giá dựa trên các mô hình nến trong quá khứ.
🔮 Nến Nhật thể hiện đầy đủ về 04 bước giá (giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất) trong khung thời gian giao dịch và trader lựa chọn.
🔮 Giao dịch thường bị chi phối bởi cảm xúc của trader và điều này được thể hiện qua các mô hình nến Nhật.
Cấu tạo nến Nhật
Nến Nhật được tạo thành bởi 02 phần chính là: Thân nến và Bóng nến
+ Thân nến: thể hiện vùng giá giữa giá mở cửa và đóng cửa trong khung thời gian giao dịch.
+ Bóng nến (Râu nến): thể hiện giá cao nhất và thấp nhất trong phiên giao dịch trong khung thời gian giao dịch. Nếu nến không có bóng nên thì giá cao nhất và thấp nhất sẽ trùng với giá mở cửa và đóng cửa.
Phân loại nến nhật
Có 02 loại nến chính là nến tăng giá và nến giảm giá:
+ Nến tăng giá: (thường được thể hiện bằng nến màu xanh hoặc nến rỗng màu trắng trên biểu đồ), là nến có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa trong khung thời gian giao dịch.
+ Nến giảm giá: (thường được thể hiện bằng nến màu đỏ hoặc nến đặc màu đen trên biểu đồ), là nến có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa trong khung thời gian giao dịch.
Cách đọc mô hình nến Nhật
Trong một biểu đồ nến Nhật, thì các nến đơn lẻ sẽ thể hiện 04 thông tin về giá (giá cao nhất, thấp nhất, giá mở cửa & đóng cửa) của sản phẩm tài chính trong khung thời gian giao dịch được lựa chọn.
Hiện nay hầu hết các đồ thị kỹ thuật đều hỗ trợ các khung thời gian nhỏ đến 01 phút và lớn đến 01 tháng. Việc lựa chọn khung thời gian sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phân tích của mỗi trader. Ví dụ: giao dịch trong phiên, trader thường lựa chọn khung thời gian 01 giờ hay 04 giờ, còn với giao dịch dài ngày thì lựa chọn khung thời gian 01 ngày.
Với mỗi khung thời gian thì đều xuất hiện các nến Nhật thể hiện thông tin giá giao dịch:
▪️ Giá mở cửa: Phần trên cùng của thân cây nến giảm giá hoặc phần dưới cùng của thân cây nến tăng giá.
▪️ Giá đóng cửa: Phần trên cùng của thân cây nến tăng giá hoặc phần dưới cùng của thân cây nến giảm giá.
▪️ Giá cao nhất: Đỉnh của bóng nến trên, hoặc phần trên cùng của thân nến (nếu không có bóng nến).
▪️ Giá thấp nhất: Đáy của bóng nến dưới, hoặc phần dưới cùng của thân nến (nếu không có bóng nến).
Giá của sản phẩm sẽ liên tục thay đổi trong suốt thời gian giao dịch và sẽ được thể hiện bằng nến với khung thời gian lựa chọn. Nến tăng hay nến giảm sẽ được quyết định bởi giá đóng cửa và giá mở cửa khi hoàn thành giao dịch trong khung thời gian đó.
Trong một biểu đồ nến Nhật, ngoài màu sắc đỏ và xanh để phân biệt nến tăng và giảm giá, chúng sẽ nhìn thấy rất nhiều cây nến với hình dáng khác nhau. Mỗi hình dạng nến sẽ có một tên gọi và thể hiện một ý nghĩa riêng liên quan đến xu hướng giá tiếp theo cũng như tâm lý giao dịch của trader. Chi tiết sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo của bài viết.
Mô hình nến đảo chiều là gì? Tổng số mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến đảo chiều là một mô hình dự báo xu hướng tiếp theo sản phẩm đầu tư, có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Đây là một trong những công cụ phân tích giá hiệu quả đối với trader trong quá trình giao dịch để xác định điểm cắt lỗ, chốt lời hoặc mở vị thế mua bán mới.
Các mô hình nến đảo chiều có thể được dự báo thông qua một nến đơn lẻ hoặc một bộ nến kết hợp với nhau (gồm 2 nến trở lên).
Thông qua các mẫu nến được lặp đi lặp lại trong quá khứ và tạo ra một xu hướng đảo chiều, các nhà phân tích đã phân loại chúng thành các mô hình tăng giá và giảm giá với các tên gọi khác nhau. Càng ngày càng có nhiều các mô hình nến được hình thành. Theo như phân tích từ trang web chuyên về phân tích kỹ thuật https://www.technicaltradingindicators.com/, thì có 83 mô hình nến khác nhau (gồm 40 mô hình cơ bản và 43 mô hình nâng cao).
Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ lọc ra 20 mô hình nến đảo chiều thông dụng nhất từ cơ bản đến nâng cao để giới thiệu đến bạn đọc.
Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều tăng và phân tích biểu đồ nến
Mô hình nến đảo chiều tăng thể hiện sự kết thúc của một xu hướng giảm và bắt đầu một xu hướng tăng giá. Đây là mô hình giúp các trader xác định điểm đóng các vị thế bán trước đó (trong thị trường giao dịch hai chiều) hoặc mở vị thế mua mới.
Dưới đây là chi tiết 10 mô hình nến tăng phổ biến:
Nến búa (Hammer)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến hammer có bóng nến phía dưới rất dài (ít nhất bằng 2/3 thân nến thực)
– Bóng nến phía trên rất ngắn hoặc không có.
– Nến hammer có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
Phân tích:
– Nến hammer thường xuất hiện cuối một xu hướng giảm, báo hiệu một xu hướng đảo chiều tăng sau đó.
– Trong một xu hướng giảm giá, khi nến hammer xuất hiện cho thấy áp lực bán bị suy yếu, trong khi đó áp lực mua tăng lên. Hai bên mua bán cố gắng nắm quyền kiểm soát nhưng bên mua cuối cùng đã chiếm ưu thế, điều này tạo ra một cây nến rút chân lên cao và có giá đóng cửa gần với mức giá mở cửa.
Ví dụ trong biểu đồ nến hammer của cổ phiếu Apple:
Nến búa ngược (Inverted Hammer)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến inverted hammer tương tự như nến hammer có bóng nến phía trên rất dài (ít nhất bằng 2/3 thân nến thực)
– Bóng nến phía dưới rất ngắn hoặc không có.
– Nến inverted hammer có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
Phân tích:
– Giống với nến hammer, mô hình nến Inverted hammer thường xuất hiện cuối một xu hướng giảm và báo hiệu hình thành đáy, tạo ra xu hướng tăng giá sau đó.
– Ở đây, việc tạo ra bóng nến dài phía trên và thân nến ngắn để cho thấy áp lực bán đã suy yếu và bên mua thắng thế.
Ví dụ trong biểu đồ nến nhật Inverted hammer của cặp GBP/USD:
Nến cường lực tăng (Bullish Marubozu)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến Marubozu tăng là một nến với thân dài màu xanh.
– Bóng nến thường không có hoặc rất ngắn
Phân tích:
– Trong một xu hướng giảm giá mà nến Marubozu tăng xuất hiện, sẽ cho một tín hiệu đảo chiều mạnh.
– Nến Marubozu tăng cho thấy một xu thế áp đảo của bên mua so với bên bán.
Ví dụ trong biểu đồ giá dầu Brent:
Nến Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến Doji chuồn chuồn có thân nến rất ngắn hoặc không có thân nến
– Bóng nến phía dưới rất dài, thường không có bóng nến phía trên hoặc rất ngắn, không đáng kể.
Phân tích:
– Trong một xu hướng giảm giá, nến Doji chuồn chuồn xuất hiện thường báo hiệu một xu hướng đảo chiều tăng giá sau đó.
– Nến Doji chuồn chuồn cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán để chiếm thế thượng phong. Trong một xu hướng giảm thì bên bán đã không thể giành được ưu thế nữa, trong khi đó bên bán mua đã có thể kiểm soát thị trường, tạo ra một nến rút chân với giá đóng cửa bằng với giá mở cửa.
Ví dụ trong biểu đồ nến Doji:
05 Loại nến Doji: Phân tích và sử dụng nến Doji trong giao dịch
Các mô hình nến Nhật là một trong những loại hình được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong thế giới giao dịch, bởi những thông tin và
Nến xuyên thấu (Piercing)
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thành bởi hai nến, trong đó:
– Nến 01: là nến giảm mạnh
– Nến 02: là một nến tăng với giá đóng cửa phía trên 50% so với thân nến số 01.
Phân tích:
– Mô hình nến xuyên thấu thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu một xu hướng đảo chiều tăng có thể diễn ra.
– Trong một xu hướng giảm mạnh, xuất hiện một cây nên tăng, cho thấy phe mua đang muốn chiếm ưu thế và lật ngược tình thế của phe bán lúc này.
Ví dụ trong biểu đồ giá:
Nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thành bởi hai nến, trong đó:
– Nến 01: là nến giảm hoặc nến Doji
– Nến 02: là một nến tăng mạnh với thân nến thực bao trùm toàn bộ thân nến 01
Phân tích:
– Trong một xu hướng giảm khi mô hình nhấn chìm tăng xuất hiện, báo hiệu một xu hướng đảo chiều mạnh. Điều này thể hiện ở cây nến tăng thứ 2 khi bên mua đã hoàn toàn áp đảo bên bán.
Ví dụ trong biểu đồ giá:
Nến sao mai (Morning Star)
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thành bởi 03 nến, trong đó:
– Nến 01: là nến giảm
– Nến 02: có thể là nến giảm hoặc nến tăng nhỏ
– Nến 03: là một nến tăng mạnh
Giữa nến 01 và nến 03 với nến 2 có thể có khoảng gap hoặc gap không đáng kể.
Phân tích:
– Mô hình Morning Star thường xuất hiện ở cuối một chu kỳ giảm để báo hiệu đảo chiều cho một xu hướng tăng sắp tới.
– Trong một xu hướng giảm thì bên mua đang tìm cách chiếm lĩnh ưu thế, điều này thể hiện ở nến thứ 2 (có thể là nến tăng hoặc giảm nhỏ), khi đã tạo ra một thế cân bằng với bên bán, bên mua tiếp tục khẳng ưu thế của mình ở nến thứ 3 tăng giá mạnh.
Ví dụ trong biểu đồ nến Morning Star:
Nến bà bầu tăng (Bullish Harami)
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thành bởi 02 nến, trong đó:
– Nến 01: là nến giảm mạnh
– Nến 02: là một nến tăng hoặc giảm nhẹ (có thể là nến Doji), với thân nằm trọn trong thân nến 01
Phân tích:
– Mô hình Bullish Harami thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm để báo hiệu sự đảo chiều tăng sắp xảy ra.
– Trong một xu hướng giảm với một cây nến giảm mạnh tiếp tục cho thấy bên bán đang kiểm soát thị trường. Nhưng thay vì một cây nến giảm tiếp theo lại là một cây nến tăng, tuy không mạnh nhưng có thấy bên mua đang cố giành lại ưu thế.
Ví dụ trong biểu đồ:
Nến đáy nhíp (Tweezer Bottom)
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thành bởi 02 nến hoặc nhiều nến, trong đó:
– Nến 01: là nến giảm
– Nến 02: là nến tăng với đáy thân nến bằng với đáy thân nến 01.
Có thể có nhiều nến với màu sắc khác nhau nhưng đáy các thân nến sẽ phải bằng nhau.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.Phân tích:
– Mô hình Tweezer Top xuất hiện trong một xu hướng giảm sẽ báo hiệu về sự đảo chiếu xu hướng tăng trở lại.
– Trong một xu hướng giảm, Tweezer Top xuất hiện cho thấy bên mua đang muốn chiếm lại thị trường và đẩy giá nên cao khi không cho giá rơi khỏi vùng hỗ trợ giảm giá hiện tại.
Ví dụ trong biểu đồ nến:
Mô hình ba chàng lính trắng ngự lâm (Three White Soldiers)
Đặc điểm nhận dạng:
– Hình thành bởi 03 nến, trong đó cả 03 nến đều là nến tăng.
– Nến sau phải có giá mở cửa và đóng cửa cao hơn với nến trước đó.
Phân tích:
– Trong một xu hướng giảm giá xuất hiện mô hình Three White Soliders, cho thấy một xu hướng đảo chiều mạnh.
– Mô hình này cho thấy sự kiểm soát liên tục của bên mua so với bên bán và đẩy giá lên cao để tạo ra một xu hướng tăng giá.
Ví dụ trong biểu đồ:
Một số mô hình nến tăng giá khác bạn đọc có thể tham khảo:
Mô hình Three Inside Up
Mô hình Three Outside Up
Nến tăng giá ba bước (Rising Three Methods)
Mô hình trên cổ (On-neck)
Mô hình Bullish Meeting Line
Mô hình đứa bé bị bỏ rơi tăng (Bullish Abandoned Baby)
Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều giảm và phân tích biểu đồ nến
Mô hình nến đảo chiều giảm thể hiện sự kết thúc của một xu hướng tăng và bắt đầu một xu hướng giảm giá. Đây là mô hình giúp các trader xác định điểm đóng các vị thế mua trước đó và thực hiện mở vị thế bán (trong thị trường giao dịch hai chiều).
Dưới đây là chi tiết 10 mô hình nến giảm phổ biến:
Nến người treo cổ (Hanging Man)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến hanging man giống với nến Hammer với thân nến ngắn phía trên và bóng nến dưới rất dài (ít nhất bằng 2/3 thân nến thực)
– Bóng nến trên thường không có hoặc rất ngắn
Phân tích:
– Nến hanging man xuất hiện trong một xu hướng tăng giá, cảnh báo về việc tạo đỉnh và xu hướng đảo chiều giảm xuất hiện sau đó.
– Trong một xu hướng tăng giá, bên bán muốn giành lại quyền kiểm soát khiến cho lực mua dần suy giảm và tạo ra một bóng nến rất dài phía dưới. Điều này cho thấy sự giằng co giữa hai bên và kết phiên với giá đóng cửa và mở cửa gần nhau tạo ra tâm lý lo ngại cho bên mua.
– Lưu ý: Cần phải có phiên tiếp theo giảm mạnh để xác định xu hướng đảo chiều bắt đầu diễn ra.
Ví dụ trong biểu đồ nến:
Nến cường lực giảm (Bearish Marobuzu)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến Marubozu giảm là một nến với thân dài màu đỏ.
– Bóng nến thường không có hoặc rất ngắn
Phân tích:
– Trong một xu hướng tăng khi xuất hiện một nến marubozu cho thấy xu hướng tạo đỉnh vào đảo chiều giảm xuất hiện.
– Bên mua lúc này đã suy yếu và bên bán giành quyền kiểm soát hoàn toàn.
– Lưu ý: Cần có một nến giảm mạnh tiếp theo sau đó để xác nhận xu hướng đảo chiều diễn ra.
Ví dụ trong biểu đồ nến marubozu:
Nến sao băng (Shooting Star)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến Shooting Star có hình dạng giống với nến búa ngược (Inverted Hammer) với bóng nến phía trên dài và thân nến ngắn.
– Bóng nến dưới thường không có hoặc khống đáng kể
Phân tích:
– Nến sao băng giống nến búa ngược nhưng xuất hiện trong một xu hướng tăng giá, báo hiệu khả năng xu hướng đảo giảm giá mạnh sau đó.
– Trong một xu hướng tăng, bên bán muốn nắm quyền kiểm soát khiến cho bên mua suy yếu, tạo ra một bóng nến dài phía trên thể hiện bên bán đang chiếm được ưu thế.
– Lưu ý: Cần có một cây nến giảm mạnh phiên tiếp theo để xác nhận xu hướng đảo chiều diễn ra.
Ví dụ trong biểu đồ nến Shooting Star:
Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji)
Đặc điểm nhận dạng:
– Nến Doji bia mộ có bóng nến phía trên rất dài và không có thân nến, hoặc thân không đáng kể.
Phân tích:
– Trong một xu hướng tăng giá khi nến Doji bia mộ xuất hiện sẽ báo hiệu một xu hướng đảo chiều giảm giá.
– Doji bia mộ cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán để nắm lấy quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên trong xu hướng tăng giá, hai bên đã tạo ra một thế cân bằng và bên bán cho thấy ưu thế của mình.
– Lưu ý: Cần một nến giảm giá mạnh tiếp theo để xác nhận xu hướng.
Ví dụ trong biểu đồ nến Doji bia mộ:
Nến mây đen che phủ (Dark Cloud Cover)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến Mây đen che phủ gồm 02 nến:
– Nến 01: là nến tăng với thân dài
– Nến 02: Nến giảm với giá đóng cửa nằm dưới 50% thân nến 01. Giá mở cửa của nến 02 có thể nằm trên giá đóng cửa của nến 01 hoặc tạo gap mở không đáng kể.
Phân tích:
– Trong một xu hướng tăng, mô hình nến Mây đen che phủ xuất hiện sẽ báo hiệu một xu hướng giảm giá diễn ra sau đó.
– Khi bên mua đang nắm quyền kiểm soát, thậm chí tạo ra một nến tăng với thân lớn cho thấy ưu thế của mình thì bên bán quyết liệt đẩy giá xuống, thậm chí xa hơn 50% giá tăng đã tạo trước đó. Điều này cho thấy bên bán đang lật ngược tình thế và nắm quyền chủ động.
– Lưu ý: Nếu phiên tiếp theo bên bán tiếp tục nắm ưu thế sẽ xác nhận đỉnh đã tạo thành và xu hướng giảm rõ ràng hơn.
Ví dụ trong biểu đồ nến Mây đen che phủ:
Nến sao hôm (Evening Star)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến sao hôm được tạo thành bởi 03 nến:
– Nến 01: là nến tăng với thân dài
– Nến 02: nến giảm hoặc tăng với thân ngắn, có thể là một nến Doji
– Nến 03: là một nến giảm với thân dài, giá đóng cửa dưới 50% của nến 01.
Phân tích:
– Mô hình Evening Star xuất hiện trong một xu hướng tăng giá báo hiệu tạo đỉnh và xu hướng đảo chiều giảm diễn ra sau đó.
– Khi bên mua đang nắm thế chủ động, bên bán đột ngột tạo áp lực và giành lại thị trường với kết nến thứ 2 tạo ra một thế cân bằng giữa hai bên, sau đó bên bán tiếp tục áp đảo bên mua và kết phiên thứ 3 với giá đóng cửa thấp hơn 50% nến 01. Điều này cho thấy bên bán đang nắm được quyền kiểm soát.
Ví dụ trong biểu đồ nến:
Nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến sao hôm được tạo thành bởi 03 nến:
– Nến 01: là nến tăng với thân dài
– Nến 02: nến giảm hoặc tăng với thân ngắn, có thể là một nến Doji
– Nến 03: là một nến giảm với thân dài, giá đóng cửa dưới 50% của nến 01.
Phân tích:
– Mô hình nến nhấn chìm suy giảm tạo thành ở một đỉnh của xu hướng tăng báo hiệu về việc đảo chiều giảm diễn ra sau đó.
– Khi bên mua đang giành quyền kiểm soát, bên bán đã áp đảo và phủ nhận toàn bộ phiên tăng trước đó bằng một nến giảm thân lớn, cho thấy ưu thế chủ động của mình.
Ví dụ trong biểu đồ nến:
Nến bà bầu giảm (Bearish Harami)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến Bearish Harami được tạo thành bởi 02 nến:
– Nến 01: là nến tăng với thân lớn
– Nến 02: là nến giảm hoặc tăng với thân nhỏ nằm trọn trong thân của nến 01 (có thể là một nến Doji)
Phân tích:
– Nến bà bầu suy giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng, báo hiệu khả năng đảo chiều giảm diễn ra sau đó.
– Khi bên mua đang kiểm soát thị trường với một cây nến tăng thân dài, bên bán đột ngột muốn giành lại thị trường và hai bên tạo thế cân bằng vào phiên sau đó. Điều này cho thấy bên bán đang muốn nắm quyền chủ động trong xu hướng sắp tới.
– Lưu ý: Cần phiên giảm tiếp theo để xác nhận xu hướng đảo chiều có thể diễn ra hay không.
Ví dụ trong biểu đồ nến:
Nến đỉnh nhíp (Tweezer Top)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến Tweezer Top được tạo thành bởi 02 nến:
– Nến 01: là nến tăng
– Nến 02: là một nến tăng hoặc giảm với đỉnh nến phía trên bằng với nến 01.
Mô hình này có thể tạo bởi nhiều nến với đỉnh nến trên bằng nhau, màu sắc không quan trọng.
Phân tích:
– Trong một xu hướng tăng giá, mô hình Tweezer top xuất hiện cho thấy bên bán và bên mua đang cố gắng chiếm quyền kiểm soát nhưng bên mua đã không thể tạo ra một đỉnh mới khi liên tục bị bên bán đẩy giá xuống. Điều này thể hiện qua ngưỡng kháng cự trên của đỉnh nến không thể vướt qua và bên bán đang giành quyền kiểm soát.
– Mô hình này cần một nến giảm tiếp theo để xác nhận xu hướng đảo chiều.
Ví dụ trong biểu đồ:
Nến ba con quạ đen (Three Black Crows)
Đặc điểm nhận dạng:
Mô hình nến 03 con quạ đen được tạo thành bởi 03 nến giảm với đỉnh và đáy của nến sau thấp hơn đỉnh và đáy của nến trước đó.
Phân tích:
– Trong một xu hướng tăng giá việc xuất hiện của mô hình nến Three Black Crows cho thấy một sự suy yếu liên tục của bên mua so với bên bán. Điều này thể hiện ở việc giá đóng cửa của nến sau liên tục thấp hơn với nến trước đó, cảnh báo về xu hướng giảm sâu tiếp theo.
Ví dụ trong biểu đồ:
Một số mô hình nến đảo chiều giảm khác bạn đọc có thể tham khảo:
+ Mô hình Three Outside Down
+ Mô hình Three Insdie Down
+ Mô hình Bearish Meeting Line
+ Mô hình đứa bé bị bỏ rơi giảm (Bearish Abandoned Baby)
Dùng chỉ báo kỹ thuật khác cùng với mô hình nến Nhật
Có rất nhiều các chỉ báo kỹ thuật hiện nay được sử dụng trong phân tích kỹ thuật đầu tư tài chính, trader có thể sử dụng miễn phí từ các ứng dụng giao dịch cũng cấp bởi các trang web như Tradingview, Investing.com, Marketwatch hoặc các công ty môi giới chứng khoán như MiTrade, AvaTrade, FXTM…
Một trong những ứng dụng có thể sử dụng miễn phí các chỉ báo kỹ thuật với số lượng khổng lồ là MiTrade (với 86 chỉ báo kỹ thuật + 61 công cụ vẽ kỹ thuật) với giao diện trực quan, dễ sử dụng và có hỗ trợ tiếng Việt. Thậm chí ứng dụng nổi tiếng được sử dụng rộng rãi bởi các công ty môi giới chứng khoán quốc tế là MT4, MT5 cũng chỉ có 30 – 38 chỉ báo kỹ thuật.
Trader có thể lựa chọn bất cứ chỉ báo kỹ thuật nào mà mình thành thạo nhất để kết hợp với mô hình nến Nhật để nhận định xu hướng giá. Mỗi chỉ báo đều có những ưu nhược điểm riêng và độ chính xác khác nhau.
Lấy ví dụ về việc sử dụng chỉ báo Bollinger Band
Nhìn vào mô biểu đồ giá phía trên thỉa có thể thấy điểm mua và điểm bán được chỉ ra nhờ những yếu tố phân tích sau:
– Điểm mua tương ứng với mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) trong xu hướng giảm, cây nến tiếp theo là xác nhận xu hướng đảo chiều tăng, cùng với đó theo chỉ báo kỹ thuật đường Bollinger Band, cây nến tăng giá đã cắt lên đường MA 20, cho thấy điểm mua vào.
– Điểm bán: mặc dù sau một cây nến tăng mạnh xác nhận một xu hướng đảo chiều tăng là một cây nến Spinning Top, thể hiện sự lưỡng lự của nhà đầu tư, nhưng chưa cho thấy xu hướng giảm trở lại.
=> Với trader mới hoàn toàn có thể chốt lời ở cây này nếu có lãi và không chắc về xu hướng tiếp theo.
=> Với trader lâu năm có thế sẽ đợi đến các phiên tiếp theo để thấy rõ xu hướng giảm mới chốt lời. Cụ thể ở đây là khi nến tạo đỉnh với mô hình Bearish Harami, và cây nến tiếp theo giảm điểm, xác nhận xu hướng đảo chiều giảm thì trader cần đóng vị thế mua tại đây.
Sử dụng nền tảng Mitrade để xem biểu đồ nến và bắt đầu giao dịch?
Dùng StockEdge chọn cổ phiếu theo mô hình nến nhất định
Hiện nay có nhiều trang web hay ứng dụng về phân tích kỹ thuật tích hợp tính năng scan mô hình nến Nhật để giúp trader có thể nhanh chóng tìm ra các sản phẩm đầu tư tài chính đang có các mô hình giá đảo chiều. Một trong những ứng dụng đó là StockEdge, giúp phân tích các chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Bombay (BSE).
Truy cập website: https://stockedge.com/
Ấn vào phần “View all scans”
Tiếp tục chọn mục “Candlestick Scan” và bạn sẽ thấy một loại các mô hình nến bao gồm nến đảo chiều tăng (Bullish Reversal Scans) và đảo chiều giảm (Bearish Reversal Scans).
Khi chọn scan mô hình đảo chiếu tăng, bạn sẽ thấy một loạt các mô hình được chọn ra. Ví dụ khi bạn chọn mô hình “Morning Star”, sẽ được 02 cổ phiếu như hình bên dưới.
Tuy nhiên, ứng dụng StockEdge cũng như những ứng dụng phân tích kỹ thuật khác đều thu phí người sử dụng nếu muốn truy cập vào các phân tích chuyên sâu. Ngoài ra, StockEdge chỉ lọc ra các cổ phiếu trên 02 sở giao dịch NYSE và BSE, nên với những trader muốn tìm các sản phẩm chứng khoán khác sẽ không hữu dụng.
Mặc dù các mô hình nến đảo chiều có thể giúp cảnh báo về xu hướng tiếp theo nhưng xác suất sẽ không thực sự cao nếu chỉ sử dụng đơn lẻ mô hình nến. Hơn nữa, hạn chế của nhiều mẫu nến là phải đợi xác nhận của phiên tiếp theo khiến cho trader có thể bỏ lỡ điểm giao dịch tốt. Chính vì vậy, hiện nay các trader cần phải sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật để tăng khả năng dự báo xu hướng giá. Đây cũng chính là nội dụng tiếp theo của bài viết.
Phân loại của tất cả các mô hình nến Nhật trên thế giới
Tất cả các mô hình nến nhật được chia làm 08 loại, trong đó những mẫu nến đảo chiều đã được chi tiết trong bài viết. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét cách nhận dạng và ý nghĩa của những mẫu nến còn lại.
Nến Nhật
Hình ảnh
Mô tả
Nến tiêu chuẩn (Standard)
Nến có thân dài với hai bóng nến ngắn phía trên.
Ý nghĩa: Nến này thể hiện tiếp tục xu hướng giá hiện tại.
Nến xoay (Spinning Top)
Nến có thân nhỏ (chiếm ~ 20 – 25% toàn bộ cây nến) với hai bóng bến- dài.
Ý nghĩa: thế cân bằng giữa bên mua và bán, khó dự đoán xu hướng tiếp theo.
Nến cường lực (Marubozu)
Tham khảo Mục 3 của bài viết (nến Marubozu tăng); Mục 4 (nến Marubozu giảm)
Nến búa (Hammer)
Tham khảo mục 3 của bài viết
Nến búa ngược (Inverted Hammer)
Tham khảo mục 3 của bài viết
Nến người treo cổ (Hanging man)
Tham khảo mục 4 của bài viết
Nến sao băng (Shooting Star)
Tham khảo mục 4 của bài viết
Nến Doji
– Doji thường hay Doji star không có thân nến và bóng nến khá cân bằng.
– Doji chân dài có bóng nến dài về cả hai bên và không có thân nến.
Nến Doji thường và Doji chân dài đều thể hiện sự lưỡng lự của nhà đầu tư, hai bên mua bán cân bằng khó dự đoán xu hướng tiếp theo.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất về các mô hình nến Nhật đảo chiều, với những phân tích cụ thể về xu hướng cũng như tâm lý trader khi xuất hiện các mô hình này. Với việc thực hành giao dịch thường xuyên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật, trader có thể nâng cao khả năng dự báo xu hướng giá và đưa ra quyết định mở vị thế mua bán hiệu quả.
Tổng hợp lại danh sách 40 mô hình nến Nhật:
· Mẫu nến đơn
1. Nến tiêu chuẩn (Standard)
2. Nến cường lực (Marubozu)
3. Nến xoay (Spinning Top)
4. Nến búa (Hammer)
5. Nến búa ngược (Inverted Hammer)
6. Nến người treo cổ (Hanging man)
7. Nến sao băng (Shooting Star)
8. Nến Doji
Nến Doji sao trời (Star Doji)
Nến Doji chân dài (Long-legged Doji)
Nến Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji)
Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji)
Nến Doji không bóng (Four Price Doji)
· Mô hình nến bộ
9. Nến nhận chìm suy giảm (Bearish Engulfing)
10. Nến nhận chìm tăng trưởng (Bullish Engulfing)
11. Nến mây đen che phủ (Dark Cloud Cover)
12. Nến xuyên thấu (Piercing)
13. Nến sao hôm (Evening Star)
14. Nến sao mai (Morning Star)
15. Nến bà bầu suy giảm (Bearish Harami)
16. Nến bà bầu tăng trưởng (Bullish Harami)
17. Nến đỉnh nhíp (Tweezer Top)
18. Nến đáy nhíp (Tweezer Bottom)
19. Mô hình ba chàng lính trắng ngự lâm (Three White Soldiers)
20. Mô hình Three Inside Up
21. Mô hình Three Inside Down
22. Mô hình Three Outside Up
23. Mô hình Three Outside Down
24. Nến trên cổ (On-Neck)
25. Nến trong cổ (In-Neck)
26. Nến ba con quạ đen (Three Black Crows)
27. Nến tăng giá ba bước (Rising Three Methods)
28. Nến giảm giá ba bước (Falling Three Methods)
29. Gap tăng Tasuki (Upside Tasuki Gap)
30. Gap giảm Tasuki (Downside Tasuki Gap)
31. Mô hình Mat Hold
32. Mô hình đứa bé bị bỏ rơi tăng (Bullish Abandoned Baby)
33. Môi hình đứa bé bị bỏ rơi giảm (Bearish Abandoned Baby)
34. Mô hình Thrusting
35. Mô hình Bullish Meeting Line
36. Mô hình Bearish Meeting Line
37. Mô hình Advance Block
38. Mô hình Deliberation
39. Mô hình Stick Sandwich
40. Mô hình Ladder Bottom
Quản lý chi tiêu tưởng chừng là những phép tính toán đơn giản nhưng thực ra không phải. Từ quản lý chi tiêu cá nhân hay quản lý chi tiêu
Đầu tư tài chính và tiết kiệm online đang trở thành một xu hướng phổ biến hơn trong những năm gần đây tại Việt Nam. Điều này cũng thúc đẩy
Tradingview là cái tên quen thuộc trong thị trường đầu tư tài chính trên thế giới. Với khối lượng người sử dụng lớn cùng tính năng vượt trội, Tradingview đã
Với các nhà đầu tư năng động, Webtrader – công cụ phần mềm giao dịch không cần cài đặt – là công cụ quan trọng hàng đầu để họ có
Một trong những cách kiếm tiền thụ động được yêu thích nhất hiện nay là đầu tư tài chính online, khi có thể giúp bạn kiếm tiền bất cứ khi
Với người chơi chứng khoán, một trong những cách để nhanh chóng nắm bắt xu hướng và tin tức chính trên thị trường là tham gia các diễn đàn chứng