biểu đồ ripple coin

Nguồn: Yahoo

Ripple trở thành một cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính thanh toán và trao đổi tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây bên cạnh các công ty cung cấp các giải pháp truyền thống như Swift, Paypal

Không chỉ được sử dụng bởi các ngân hàng hay tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu mà đồng Ripple coin (XRP) cũng được ưa chuộng trong thị trường tiền ảo với vốn hóa thị trường lớn thứ 3, chỉ sau Bitcoin và Ethereum.

Vậy đồng Ripple là gì? Cách mua bán Ripple (XRP) coin ở đâu và như thế nào? Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết để giúp bạn đọc tìm hiểu về đồng Ripple và cách thức kiếm lợi nhuận từ nó.

Mục Lục

Ripple là gì? Đồng XRP là gì?

Ripple (Ripple Labs Inc) là tên gọi ngắn gọn của công ty công nghệ tài chính của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 2012. Ripple chuyên cung cấp giải pháp thanh toán, trao đổi tiền tệ theo thời gian thực nhằm xử lý các giao dịch trên toàn cầu, nó giúp việc trao đổi dễ dàng hơn đối với các loại tiền pháp định, tiền ảo và hàng hóa.

XPR là một loại tiền ảo độc quyền được phát triển bởi công ty Ripple, một loại token hoạt động trên sổ cái XRP và sử dụng trong mạng lưới RippleNet.

Một số thông tin về đồng XPR:

Năm phát hành

2012

Người tạo ra

Arthur Britto, David Schwartz, Ryan Fugger

Số lượng tối đa

100 tỷ đồng

Số lượng hiện hành

46.135.372.183 đồng

Giá hiện tại

~ 0,9325 USD (23/5/2021)

Vốn hóa thị trường

~ 42,892 tỷ USD

Khối lượng giao dịch 24h

8,921 tỷ USD

Giá thấp nhất lịch sử

0,002802$ (07/07/2014)

Giá cao nhất lịch sử

3,84$ (04/01/2018)

Hiệu suất năm 2021

263% (theo Tradingview ngày 23/5/2021)

Như vậy, Ripple là tên gọi của công ty sở hữu tài sản kỹ thuật số là đồng XRP.

Sự khác biệt giữa đồng Bitcoin và tiền ảo Ripple

Bitcoin và Ripple cùng là tiền ảo, nhưng chúng lại có những khác biệt rất rõ ràng. Hãy xem xét qua bảng so sánh dưới đây:

Nội dung

Bitcoin (BTC)

Ripple Coin (XRP)

Năm phát hành

2009

2012

Công nghệ

Blockchain BTC

RippleNet và XRP Ledger

Quyền sở hữu

Công khai

Công ty Ripple

Phát hành

Thông qua việc khai thác

Công ty Ripple

Tổng cung tối đa

21 triệu đồng

100 tỷ đồng

Vốn hóa thị trường

Chiếm ~ 46,71 %

Chiếm khoảng ~ 2,63 %

Mục đích sử dụng

Trở thành đồng tiền thanh toán các loại dịch vụ, hàng hóa, một phương tiện thanh toán toàn cầu.

Sử dụng như cầu nối trong mạng lưới của Ripple cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ và trao đổi tiền tệ toàn cầu.

Như vậy, Bitcoin và Ripple Coin là hai loại tiền ảo hoàn toàn khác nhau với mạng lưới và mục dịch hoạt động độc lập.

Mua Ripple (XRP) coin ở đâu uy tín? Cách chọn sàn giao dịch Ripple

Hiện nay XRP được giao dịch trên rất nhiều các sàn giao dịch tiền ảo trên thế giới. Để mua bán XRP, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản tại các sàn giao dịch quốc tế uy tín như Binance, Remitano, MiTrade, Etoro…

Lưu ý đối với nhà đầu tư trong việc chọn sàn giao dịch vì hiện nay với lợi nhuận cao từ thị trường tiền ảo nên có rất nhiều kẻ lừa đảo lập ra các sản giao dịch ảo để chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Dưới đây là một số điểm nhà đầu tư cần quan tâm khi chọn sàn giao dịch Ripple coin hay các loại tiền ảo:

–  Sàn giao dịch phải có quy định và cấp phép hoạt động rõ ràng. Ví dụ, sàn giao dịch Mitrade, Etoro, IcMarkets cung cấp giao dịch sản phẩm phái sinh đồng XRP, được quy định bởi Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và các cơ quan tiền tệ khác như CIMA, CySEC…. Thông tin về cấp phép được đưa ra rõ ràng trên website chính thức của sàn giao dịch và có thể tra cứu dễ dàng tại websites của các cơ quan quản lý này.

– Đọc kỹ các thông tin liên quan đến thuế phí giao dịch tại các sàn môi giới này. Nhiều người mới tham gia thị trường không nắm rõ được phí giao dịch dẫn đến lợi nhuận bị giảm đáng kể từ những loại phí này. Thông thường các loại phí tại sàn môi giới gồm có: phí nạp/rút tiền, phí hoa hồng, phí chênh lệch và phí qua đêm (với giao dịch ký quỹ), phí duy trì tài khoản… Một trong số rất ít các sàn môi giới tại Việt Nam hiện nay đang miễn phí hoa hồng cho người sử dụng như là sàn MiTrade, AvaTrade (tuy nhiên AvaTrade sẽ thu phí duy trì tài khoản 50 USD/ 3 tháng nếu tài khoản không có giao dịch). 

– Đòn bẩy tài chính: Đây là một phần quan trọng đối với những người ưu thích kiếm tiền bằng phương pháp giao dịch ký quỹ… Hiện nay mức đòn bẩy khác nhau giữa các sàn, ví dụ sàn Mitrade cung cấp đòn bẩy đối với tiền ảo từ 1:5 ~ 1:10. Có những sàn có mức đòn bẩy khá cao như Binance từ 1:1 ~ 1:125…  Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với rủi ro cao nếu giá đi ngược xu hướng.

Về Sàn Mitrade

✔️ Được quy định bởi ASIC&CIMA
✔️Giao dịch T+0, hỗ trợ 24/5
✔️Đòn bẩy linh hoạt 1:5~1:200, Từ 0,01 lô
✔️phí hoa hồng, Spread thấp, Không có phí ẩn
✔️Công cụ hỗ trợ bảo vệ số dư âm
✔️Nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng
✔️Giao dịch Forex, Tiền điện tử, cổ phiếu, Dầu thô v.v.
✔️Công cụ hỗ trợ giao dịch miễn phí: lịch kinh tế, chỉ số cảm tính, biểu đồ, mẹo từ chuyên gia

Bây giờ mình nghĩ nên thay đổi cách thức quảng cáo cho Mitrade, ý mình là nên làm cho qc tự nhiên hơn, ví dụ trong mục này, khi bạn giới thiệu về Mitrade, bạn cũng có thể nói kỹ hơn về 1 sàn khác.

Hướng dẫn mua bán Ripple (XRP) coin tại Việt Nam

Có hai hình thức đầu tư vào XRP hiện nay ở Việt Nam mà người tham gia có thể giao dịch:

Giao dịch XRP tại thị trường giao ngay

(1)   Giao dịch tại thị trường giao ngay (mua và nắm giữ): Một số sàn giao dịch như Binance, Huobi, Remitano…

Ưu điểm:

👍 Có thể nắm giữ đồng Ripple và tạo ví XRP để chuyển sang các sàn giao dịch khác theo nhu cầu người đầu tư.

👍 Chủ động phân bổ vốn, tránh rủi ro đòn bẩy tài chính. 

Nhược điểm:

👎 Chỉ một số sàn môi giới hỗ trợ giao dịch Ripple bằng tiền pháp định.

👎 Theo quy định của Việt Nam, việc sở hữu và sử dụng tiền ảo là không hợp pháp và có thể bị phạt nặng khi người sở hữu sử dụng làm phương tiện thanh toán giao dịch.

Giao dịch ký quỹ Ripple coin

(2) Giao dịch ký quỹ: hợp đồng chênh lệch CFD: Một số sàn giao dịch như MiTrade, Etoro, Fxpro…

Ưu điểm:

👍 Hỗ trợ đòn bẩy linh hoạt giúp nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư và khuếch đại lợi nhuận

👍 Có thể kiếm tiền cả khi giá Ripple tăng hay giảm với khả năng bán khống

👍 Không trực tiếp nắm giữ đồng XRP là một ưu điểm đối với những quốc gia quy định nghiêm ngặt về sử dụng và sở hữu tiền ảo như Việt Nam.

Nhược điểm:

👎 Sử dụng đòn bẩy tiềm ẩn rủi ro đối với những người không biết cách quản trị rủi ro tốt khi giá đi ngược xu hướng dự đoán.

👎 Do không trực tiếp nắm giữ XRP nên nhà đầu tư không thể sử dụng đồng XRP cho các giao dịch trên mạng RippleNet hoặc chuyển XRP qua các sàn giao dịch khác.

Để mua bán ở cả hai hình thức này nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau: 

Đối với những nhà đầu tư mới, muốn thực hành giao dịch trước khi giải ngân nguồn vốn của mình có thể mở tài khoản Demo. Ví dụ như ở MiTrade, tài khoản Demo có sẵn 50.000 USD để nhà đầu tư sử dụng giao dịch thử.

Đối với nhà đầu tư muốn mua XRP bằng tiền VNĐ có thể giao dịch tại sàn Remitano. Tuy nhiên, đối với các sàn giao dịch khác không hỗ trợ mua bán bằng VNĐ thì cần sử dụng đồng tiền pháp định hoặc tiền ảo khác, phổ biến nhất là USDT. Ví dụ như sàn Binance hỗ trợ mua bán USDT bằng VNĐ và mua bán XRP bằng USDT. USDT là một đồng tiền kỹ thuật số mô phỏng theo đồng USD, tuy nhiên giá của USDT có những biến động theo quy luật cung cầu của thị trường tiền ảo.

Ví dụ: tỷ giá USD so với VNĐ ngày 23/5/2021 vào khoảng 1 USD = 23.000 VNĐ

Nhưng đồng USDT lại có giá cao hơn rất nhiều và bị giới hạn số lượng mua. Muốn mua với số lượng nhỏ thì tỷ giá càng cao: 

Như vậy, đối với nhà đầu tư mua bán thị trường giao ngay sẽ chịu thiệt về việc chuyển đổi tiền VNĐ sang tiền ảo để mua bán XRP.

Có nên đầu tư đồng Ripple? XRP coin có đáng mua bán không?

Có nên đầu tư vào đồng Ripple hay không? Và XRP có đáng mua bán không? Là những câu hỏi mà các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt với những nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường. Để đánh giá cơ hội đầu tư, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố liên quan đến sự phát triển và xu hướng giá của XPR.

📚 Môi trường phát triển: Yếu tố pháp lý đối với tiền ảo là điều tác động lớn đến giá và độ rộng thị trường tiền ảo. Kể từ khi mới hình thành thị trường với sự xuất hiện của Bitcoin vào năm 2009 đến nay, thị trường tiền ảo đã xuất hiện đa dạng các loại tiền ảo với ứng dụng thực tiễn khác nhau.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng dần chấp nhận tiền ảo và thay đổi các quy định của mình như Mỹ, Canada và nhiều quốc gia ở Châu Âu. Đây có thể là bước đầu cho thấy cơ hội phát triển của tiền ảo nói chung và XRP nói riêng trong tương lai.

📚 Xu hướng giá: Nguồn cung của Ripple chỉ có giới hạn là một yếu tố giúp Ripple không bị trượt giá trong tương lai nếu nhu cầu sở hữu và sử dụng XRP tăng lên, nhưng hiện tại phần lớn XRP bị kiểm khoát bởi Ripple Lab nên giá của Ripple có thể biến động mạnh từ việc phát hành quá nhiều XRP tại một thời điểm của Ripple Lab. Đổi lại, hiện nay giá của XRP còn khá thấp so với các loại tiền ảo khác, điều này giúp cho kỳ vọng tăng giá tốt hơn đối với XRP trong thời gian tới.

📚 Tiềm năng tăng trưởng: Một yếu tố cần xem xét nữa là yếu tố chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính, nơi mà Ripple hoạt động chính. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia ngày càng tăng cao, tuy nhiên chi phí cao và thời gian chuyển đổi lâu khiến cho việc hướng tới công nghệ như của Ripple tăng cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Ripple vì điều này đồng nghĩa với sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, việc đầu tư Ripple sẽ đi kèm những rủi ro nhất định. Lựa chọn hình thức đầu tư XRP dường như quan trọng hơn việc đặt câu hỏi có nên đầu tư hay không. Ví dụ, đối với những nhà đầu tư cá nhân, mua và nắm giữ XRP trong thời gian dài tại thời điểm hiện tại sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhưng nếu lựa chọn hình như đầu tư theo hợp đồng CFD, kiếm lợi nhuận hai chiều từ chênh lệch giá có thể đem lại nhiều cơ hội kiếm lời hơn.

Những đối thủ chính của Ripple Coin trên thị trường tiền ảo

Ripple coin hay XRP được tạo ra với mục đích cung cấp một giải pháp thanh toán nhanh chóng với mức phí thấp trong ngành công nghiệp thanh toán quốc tế trên mạng lưới toàn cầu của Ripple. Tuy nhiên, Ripple không phải là dự án tiền ảo duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này và ngày càng nhiều nền tảng và đồng tiền ảo được tạo ra để tham gia vào thị trường tiềm năng này. Dưới đây là ba đối thủ chính của Ripple Coin trong thị trường tiền ảo hiện nay:

* Stellar (XLM)

* OmiseGo (OMG)

* Nano (NANO)

Hãy cùng nhìn vào bảng so sánh ba đối thủ cạnh tranh dưới đây:

Nội dung

XLM

OMG

NANO

Năm phát hành

2014

2017

2015

Giá hiện tại

0,3954$

5,32$

6,82$

Giá thấp nhất

0,001227$ (18/11/2014)

0,3197$ (16/7/2017)

0,006658$ (10/3/2017)

Giá cao nhất

0,9384 (04/01/2018)

28,35$ (08/1/2018)

37,62$ (02/01/2018)

Vốn hóa

~ 9 tỷ USD

~ 750 triệu USD

~ 909 triệu USD

Tổng cung tối đa

~ 50 tỷ  đồng

140.245.398 đồng

133.248.298 đồng

Lượng cung hiện tại

~ 23 tỷ đổng

140.245.398 đồng

133.248.297 đồng

Sử dụng

Cung cấp mạng lưới thanh toán xuyên quốc gia nhanh chóng và chi phí thấp trên mạng lưới Stellar. (Thời gian xử lý 2-5 giây;  Phí giao dịch 1/6000.000 cent / giao dịch)

Cung cấp nền tảng giao dịch ngang hàng giúp cho người sử dụng có thể nhanh chóng trao đổi tiền pháp định và tiền ảo.

Nano là một loại tiền thanh toán với mục tiêu trở thành một lựa chọn thay thế cho tiền pháp định trong giao dịch hàng ngày, cung cấp phương pháp thanh toán ngang hàng trên toàn thế giới.

(Số liệu thống kê từ Coinmarketcap.com ngày 23/5/2021)

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong thị trường tiền ảo, Ripple còn một đối thủ cạnh tranh lớn là tổ chức tài chính SWIFT, hoạt động lâu đời trong lĩnh việc chuyển tiền toàn cầu. Việc để mắt đến sự phát triển và hoạt động của những đối thủ cạnh tranh của Ripple sẽ giúp cho việc đánh giá tốt hơn xu hướng phát triển và giá của XRP.

Ưu nhược điểm của đồng XRP

Hãy xem xét các ưu, nhược điểm của đồng XRP để đánh giá khả năng phát triển cũng như cơ hội đầu tư.

Ưu điểm:

-Giao dịch toàn cầu: Giống như nhiều loại đồng tiền ảo khác, người sử dụng có thể mua bán, trao đổi Ripple coin nhanh chóng và bảo mật trên toàn cầu thông qua các sàn giao dịch tiền ảo.

– Mức giá hợp lý: Hiện tại XRP chỉ giao động trong khoảng giá từ dưới 1$ đến 3$. Đây là một mức giá khá thấp so với các loại tiền ảo khác, trong khi XRP có khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến hàng tỷ USD và vốn hóa đứng thứ 3 trên thị trường, chỉ sau Bitcoin và Ethereum.

– Tránh lạm phát: Với mức cung tối đa được thiết lập sẵn từ khi phát hành, XRP sẽ không chịu tác động từ lạm phát như tiền pháp định hay những đồng tiền khác với lượng cung vô hạn.

– Mạng lưới hoạt động rộng: Hiện nay Ripple liên kết với hơn 300 tổ chức tài chính và ngân hàng trên thế giới và sử dụng XRP cho phương pháp thanh toán trong mạng lưới RippleNet. Đây là một lợi thế rất lớn cho giá trị XPR trong tương lai.

Nhược điểm:

– Tính tập trung cao: Một trong những lý do khiến cho các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân đầu tư ưa chuộng tiền ảo là tính phi tập trung của nó, tránh sự kiểm soát của các ngân hàng hay chính phủ. Tuy nhiên, hệ thống Ripple mang tính tập trung cao do phần lớn các liên kết thuộc về công ty Ripple.

– Kiểm soát lượng cung ra thị trường: XRP có số lượng cung giới hạn được thiết lập sẵn, tuy nhiên chúng không được khai thác giống như các đồng tiền khác như Bitcoin hay ETH, mà được phát hành theo sự kiểm soát của Ripple. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của XRP theo số lượng và thời gian phát hành của Ripple mà không chỉ tuân theo luật cung cầu từ người mua và người bán tự do trên thị trường tiền ảo.

– Vướng mắc pháp luật: Chính bởi sự kiểm soát số lượng XRP mà Ripple đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) kiện vào năm 2020. SEC cho rằng XRP là một loại chứng khoán do Ripple phát hành ra để huy động vốn, vì thế cần phải đăng ký với SEC, điều mà công ty này không chấp nhận. Vụ việc vẫn chưa được giải quyết gây ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường, phát triển của Ripple và sự chấp thuận giao dịch XRP trên các sàn giao dịch tiền ảo.

– Có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn: Không chỉ trong thị trường tiền ảo mà trong thị trường thanh toán quốc tế, Ripple có những đối thủ rất lớn và họ không ngừng cải thiện hệ thống giao dịch và công nghệ để đáp ứng các nhu cầu hiện tại của các tổ chức tài chính. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn nhiều thách thức cho sự phát triển của XRP.

Công nghệ của Ripple và lịch sử phát triển của Ripple coin

Công nghệ của Ripple gồm hai sản phẩm chính là XPR Ledger and RippleNet.

* XPR Ledger (XRPL): XPRL là một hệ thống thanh toán trực tuyến với mã nguồn mở, và bất cứ ai kết nối máy tính của họ tới mạng lưới giao dịch ngang hàng (P2P) có thể đóng góp vào XPRL. XPRL sử dụng tài sản kỹ thuật số là XPR làm cầu nối cho việc chuyển đổi nhiều loại tiền tệ trên thế giới.

* RippleNet là sản phẩm độc quyền của Ripple cung cấp mạng lưới cho các nhà cung cấp thanh toán, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác trong việc chuyển đổi tiền tệ, gửi, nhận thanh toán toàn cầu. RippleNet cung cấp 02 sản phẩm chính: On-Demand Liquidity và Line of Credit.

– On-Demand Liquidity: Cung cấp thanh toán xuyên quốc gia nhanh chóng mà không yêu cầu trả trước/tạm ứng. 

 

Người sử dụng sẽ dùng đồng XRP làm cầu nối giữa hai loại tiền tệ cần thanh toán hoặc gửi/nhận để giao dịch. Ví dụ, người gửi tiền đang sử dụng USD và muốn chuyển một khoản tiền tới cho người nhận tiền bằng đồng Peso. Người này sẽ sử dụng USD để đổi sang XRP và từ XRP sẽ chuyển thành Peso để chuyển đến người nhận.

– Line of Credit: Cung cấp phương thức cho vay theo hạn mức. Một tổ chức tài chính có thể sử dụng đồng XRP để thực hiện các chuyển khoản trên toàn cầu nhanh chóng với mức chi phí thấp. Thiết lập một tỷ giá tại thời điểm thanh toán và hoàn trả cho Ripple với mức phí thấp.

Cách thức hoạt động của Line of Credit gồm 4 bước:

Lịch sử phát triển của Ripple coin có thể chia ra làm ba mốc chính:

(1)   Năm 2011, Ripple phát triển sổ cái XRP và tài sản kỹ thuật số của nó là XRP khi ba lập trình viên – David Schwartz, Jed McCaleb và Arthur Britto – hứng thú với đồng Bitcoin, nhưng nhận thấy việc lãng phí trong khai thác đồng tiền này. Họ đã tìm kiếm để tạo ra một hệ thống tốt hơn cho việc gửi tiền.

Lịch sử phát triển của Ripple coin có thể chia ra làm ba mốc chính:

(1)   Năm 2011, Ripple phát triển sổ cái XRP và tài sản kỹ thuật số của nó là XRP khi ba lập trình viên – David Schwartz, Jed McCaleb và Arthur Britto – hứng thú với đồng Bitcoin, nhưng nhận thấy việc lãng phí trong khai thác đồng tiền này. Họ đã tìm kiếm để tạo ra một hệ thống tốt hơn cho việc gửi tiền.

(2)   Trong năm 2011 và đầu năm 2012, ba lập trình viên này bắt đầu dự án xây dựng một sổ cái phân tán nhằm cải thiện các hạn chế cơ bản của đồng Bitcoin. Họ đặt tên cho sổ cái phân tán này là Ripple. Đến tháng 6/2012 thì họ hoàn thành việc phát triển sổ cái XRP. Khi sổ cái XPR đã hoàn thành, 80% XRP được trao lại cho công ty, ban đầu họ đặt tên là NewCoin rồi đổi lại thành OpenCoin.

(3)    Đến năm 2013, khi ngày càng có nhiều người gọi tài sản kỹ thuật số này bằng tên mã tiền ảo XRP, lãnh đạo công ty đã quyết định đổi lại thương hiệu công ty thành Ripple Labs, và gọi đơn giản là “Ripple”. Hiện nay công ty sử dụng XRP và sổ cái XRP cho việc quản lý thanh khoản trong lĩnh vực thanh toán toàn cầu.

Phần tiếp theo của bài viết sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách mua bán XRP và các thông tin liên quan đến cơ hội đầu tư XRP.

Những điều cần biết trước khi mua Ripple coin

Ripple coin là loại tiền điện tử được thiết kế cho các tổ chức tài chính

Khi đầu tư vào tiền điện tử, một trong những điều quan trọng nhất nhà đầu tư cần xem xét là mục đích của đồng tiền, liệu có bền vững và tiềm năng hay không. Nếu như đồng tiền ảo tiên phong trên thị trường Bitcoin được thiết kế để tạo nên một phương thức thanh toán mới mẻ hiện đại và tối ưu, thì XRP được thiết kế với mục đích khá khác biệt. 

XRP đặc biệt ở chỗ mục tiêu của đồng tiền hướng đến các tổ chức tài chính và dịch vụ thanh toán chứ không hướng đến người tiêu dùng. Với công cụ thanh toán từ XRP, các ngân hàng và tổ chức tài chính  có thể chuyển tiền mà không cần chuyển tiền vào tài khoản ở các quốc gia khác hoặc trả khoản phí ngoại hối khổng lồ.

Ripple muốn cải thiện hệ thống chuyển tiền quốc tế

Ngay từ khi thành lập, Ripple đã tự định vị mình là đối thủ cạnh tranh với hệ thống thanh toán chuyển tiền quốc tế đang thống trị hiện nay là SWIFT. Với mục đích này, Ripple đã sáng tạo ra một mạng lưới thanh toán toàn cầu được gọi là RippleNet, tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới.

Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng có thể tùy chọn dùng đồng tiền XRP trong mạng lưới RippleNet để chuyển tiền, song hiện nay, hầu hết các tổ chức đều ít làm điều này vì tính thanh khoản và giá trị XRP không ổn định. 

Với tiềm năng phát triển của mình, sau gần 10 năm ra mắt, hiện Ripple dang có hơn 300 đối tác tại 40 quốc gia, bao gồm American Express, Ngân hàng Hoa Kỳ, Xendpay, Banco Santander, TransferGo… 

Chi phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh chóng

Một điểm cộng khiến XRP được các tổ chức tài chính lớn trên thế giới muốn hợp tác là tốc độ giao dịch nhanh chóng, chi phí giao dịch rẻ hơn so với các dịch vụ hiện tại. Cụ thể, một giao dịch tiêu chuẩn trên Ripple có giá 0,00001 XRP. Với giá trị hơn 1,25 đô, khoảng 26 ngàn đồng (ngày 25/8/2021) thì chi phí này rất rất rẻ, chỉ khoảng 0,26 đồng. Trong khi đó, thời gian giao dịch trung bình của XRP là 5 giây. Trong khi các giao dịch chuyển tiền quốc tế hiện tại có thể khiến người tiêu dùng chờ đợi rất lâu, đến vài ngày. 

Ripple đang ở mức giá tiềm năng so với ngưỡng cao nhất mọi thời đại từ năm 2018

Từ đầu năm 2021, nhiều loại tiền điện tử trong top 10 đã phá vỡ các mức kỷ lục trước đó và mang lại cho nhà đầu tư khoảng lợi nhuận kếch xù, bao gồm BTC, ETH… nhưng XRP lại là ngoại lệ. 

Đồng tiền này từng đạt mức cao nhất hồi tháng 1/2018 ở 3,84 USD. Giữa xu hướng tăng phi mã và khối lượng vốn đầu tư khủng vào tiền điện tử, Ripple cũng ghi nhận sự tăng giá, nhưng mức tăng cao nhất chỉ đạt 1,96 USD vào hồi tháng 4/2021. Sau đó, đồng tiền đã giằng co, thậm chí rớt xuống chỉ còn 0,5 USD. Hiện tại, đồng tiền này đang lấy lại đà tăng trưởng, đang dao động quanh ngưỡng 1,25USD. Như vậy, có thể thấy dư địa tăng trưởng của đồng tiền XRP là rất tiềm năng để trader có để mua và nắm giữ kiếm lời, hoặc có thể lướt sóng ngắn hạn để tận dụng những chênh lệch giá trị.

XRP có khả năng tăng giá trong vụ SEC đệ đơn kiện Ripple

Một trong những nguyên nhân khiến giá Ripple đang bị kìm hãm có lẽ đến từ vụ kiện tụng của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ SEC với Ripple. Cụ thể, hồi cuối năm 2020, SEC đã đệ đơn cáo buộc công ty Ripple bán chứng khoán chưa đăng ký với giá trị 1,3 tỷ USD, tương đương 14,6 tỷ XRP. Nguyên nhân là do SEC đánh giá “XRP là một token chứng khoán chưa được đăng ký khi ra mắt và hiện tại, XRP vẫn là một token chứng khoán”.

Ngay sau đó, Ripple đã tự bảo vệ mình bằng cách tuyên bố XRP không phải là một tài sản token chứng khoán. Hiện nay, tranh cãi vẫn đang diễn ra chưa đến hồi kết. Đây có thể là lý do để nhiều trader đầu cơ vào đồng tiền tiềm năng này. Nếu một kết quả có lợi cho Ripple được công bố, sẽ có sự tăng giá đồng tiền. Ngoài ra, Ripple đang có kế hoạch IPO khi vụ kiện kết thúc, việc này cũng có thể làm tăng giá của XRP.

Khi vụ SEC kiện Ripple, một số sàn giao dịch điện tử đã hủy cung cấp XRP. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua XRP qua các sàn Coinmama, KuCoin, hoặc giao dịch phái sinh qua các sàn CFD phổ biến. 

Tương lai của Ripple Coin sẽ ra sao?

Với các ứng dụng thực tiễn trong ngành công nghiệp thanh toán, trao đổi tiền tệ toàn cầu. Ripple đang dần khẳng định vị thế của mình với sự chấp nhận sử dụng của các tổ chức tài chính có tên tuổi như American Express, Royal Bank of Canada, Westpac, Axis Bank, Santander…

Cuối năm 2017, Ripple đã đạt được thỏa thuận hợp tác với hơn 100 ngân hàng trên toàn cầu sử dụng mạng lưới RippleNet, điều đã làm cho giá của XRP tăng vọt và đạt đỉnh lịch sử trên 3 USD vào đầu năm 2018. Tuy nhiên, mức giá này đã không thể duy trì do những lo ngại về những quy định mới tại thị trường Châu Á đối với tiền ảo. Đây cũng là thời gian sụt đổ của thị trường tiền ảo sau sự đầu tư ồ ạt trước đó. Đến năm 2019, thị trường tiền ảo dần hồi phục và XRP cũng ổn định hơn vào năm này. Mặc dù XRP thường xuyên trải qua các thời kỳ biến động giá mạnh thì xu hướng chung vẫn là tăng giá.

Hiện tại Ripple đã mở rộng thị trường hoạt động của mình với hơn 300 tổ chức tài chính trên 55 quốc gia trên thế giới. Điều này có thể khẳng định Ripple có sự phát triển ổn định. Các chuyên gia phân tích thị trường tiền ảo của Digital Coin Price, Coin Price Forecast đều có đánh giá tích cực về xu hướng giá của XRP trong tương lai. 

Dự đoán giá XRP từ 2021 đến 2032 của Coin Price Forecast
Dự đoán giá XRP từ 2021 đến 2032 của Coin Price Forecast

Mặc dù từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 đang chứng kiến sự trỗi dậy của thị trường tiền ảo nhưng hiệu suất của XRP không tăng cao do vướng mắc về vụ kiện với SEC. Điều này có thể ảnh hưởng đến Ripple trong thời gian ngắn trước khi vụ kiện kết thúc. Trong trường hợp có những bất lợi cho Ripple, ban lãnh đạo của Ripple cũng đã có những kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển của công ty như chuyển trụ sở hoạt động đến các quốc gia khác như Thụy Sĩ, Singapore, Anh…nơi có quy định rõ ràng cho tình trạng của tiền ảo.

Với những gì Ripple đã đạt được và kế hoạch phát triển rõ ràng từ đội ngũ lãnh đạo của công ty, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về tương lai của XPR.

Kết luận

Dù đang gặp phải vướng mắc với vụ kiện từ SEC, nhưng Ripple vẫn không bị giảm vị thế về khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền ảo. Với các nỗ lực đẩy nhanh quá trình xử lý vụ kiện, Ripple hy vọng sẽ đạt được kết quả cuối cùng trong năm 2021. Đây là điều kiện giúp Ripple phát triển và mở rộng thị trường.

Ngoài ra, các nhà đầu tư đồng XRP trên các sàn môi giới tiền ảo sẽ có tâm lý tích cực hơn. Tổng quan lại thì XRP vẫn là một đồng tiền ảo đáng đầu tư so với các loại tiền ảo khác trên thị trường này. 

 

Rate this post
Top 10 phần mềm đào bitcoin tốt nhất 2022 bằng GPU, điện thoại và laptop
Bản chất copy trade là gì? Cách chơi copy trade trên các sàn copy trade uy tín