Nasdaq là gì

Một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới là Nasdaq, không chỉ bởi quy mô và tầm ảnh hưởng của sàn giao dịch này mà còn là hiệu suất vượt trội của chỉ số Nasdaq so với các chỉ số chứng khoán nổi tiếng như Dow Jones và S&P 500.

Vậy Nasdaq là gì? Cách giao dịch các cổ phiếu và chỉ số ở sàn Nasdaq ra sao? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn tập về chỉ số Nasdaq và sàn giao dịch Nasdaq.

Mục lục

Sàn Nasdaq là gì?

Nasdaq (National Association of Securities Dealers Automated Quotations) là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới của Mỹ, mọi hoạt động giao dịch đều diễn ra trực tuyến thay vì giao dịch trực tiếp tại các quầy giao dịch.

Nasdaq cũng là sàn giao dịch lớn thứ hai thế giới và Mỹ sau NYSE về vốn hóa thị trường.

Thông tin về sàn giao dịch Nasdaq

Sàn Nasdaq website

https://www.nasdaq.com/

Năm thành lập

08/02/1971

Sở hữu và điều hành

NASDAQ OMX Group

Chủ tịch kiêm CEO

Adena Friedman

Trụ sở

New York, Mỹ

Khu vực hoạt động

Mỹ và Châu Âu

Sản phẩm

Chứng khoán: Cổ phiếu, phái sinh, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.

Sàn giao dịch: Nền tảng giao dịch chứng khoán, công nghệ tài chính và các dịch vụ liên quan.

Vốn hóa

20,87 nghìn tỷ USD (tháng 5/2021)

Số lượng cty 

niêm yết

+ 3800 công ty

Chỉ số

Nasdaq-100

NASDAQ Financial-100

Nasdaq Composite

Quy định

Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC)

Điều kiện niêm yết trên sàn Nasdaq Global Market

Để được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq thì các công ty phải đáp ứng các yêu cầu về tài chính và thanh khoản để có khả năng được xét duyệt niêm yết. Các công ty sẽ trải qua một quá trình xét duyệt hồ sơ kéo dài ít nhất 06 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ.

Các công ty phải thỏa mãn tất cả các điều kiện theo như của một trong bốn tiêu chuẩn dưới đây:

Yêu cầu

Thu nhập

Vốn chủ sở hữu

Giá trị thị trường

Tổng tài sản/ Tổng doanh thu

Quy định niêm yết

Tiêu chuẩn 01

Tiêu chuẩn 02

Tiêu chuẩn 03

Tiêu chuẩn 04

Thu nhập từ hoạt động liên tục trước thuế thu nhập (trong năm tài chính gần nhất hoặc 2 trong 3 năm tài chính gần nhất)

01 triệu USD

Vốn chủ sở hữu của cổ đông

15 triệu USD

30 triệu USD

Giá trị thị trường của cổ phiếu được niêm yết

75 triệu USD

Tổng tài sản và tổng doanh thu  (trong năm tài chính gần nhất hoặc trong 02 của 03 năm tài chính gần nhất)

75 triệu USD

75 triệu USD

Cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng không giới hạn

1,1 triệu cổ

1,1 triệu cổ

1,1 triệu cổ

1,1 triệu cổ

Giá trị thị trường của cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng không giới hạn

8 triệu USD

18 triệu USD

20 triệu USD

20 triệu USD

Giá cổ phiếu

4 USD

4 USD

4 USD

4 USD

Cổ đông giữ số cổ phiếu lô tròn không giới hạn

400

400

400

400

Số nhà tạo lập thị trường

3

3

4

4

Năm hoạt động

2 năm

  (Nguồn: Nasdaq.com)

–  Phí nộp hồ sơ niêm yết sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty (dao động từ 150.000 USD đến 25.000 USD)

–  Phí niêm yết hằng năm cũng theo đổi theo số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty (đao động từ 47.000 USD đến 163.000 USD)

Một số thương vụ IPO (Initial Public Offering – Phát hành cổ phiếu lần đầu) nổi tiếng trên sàn giao dịch Nasdaq:

(1)   Facebook (Mã cổ phiếu: FB): một trong những thương vụ lớn nhất trong lịch sử phát hành cổ phiếu. FB được niêm yết vào ngày 1/5/2012 với giá 38 USD, hiện nay giá của FB khoảng 373 USD, tăng khoảng 981%.

(2)   Alphabet Inc or Google (Mã cổ phiếu: GOOG): Cổ phiếu phát hành lần đầu trên sàn Nasdaq vào năm 2004 với giá 85 USD, hiện nay giá của GOOG khoảng 2727 USD, tăng khoảng 3.208%.

(3)   Amazon Inc (Mã cổ phiếu: AMZN): Cổ phiếu được phát hành lần đầu tiên trên sàn Nasdaq ngày 15/5/1997 với giá 18 USD, hiện tại của AMZN khoảng 3630 USD, tăng khoảng 20.166%.

Thời gian mở cửa và đóng cửa của sàn giao dịch Nasdaq

Sàn giao dịch

Ngày giao dịch

Giờ giao dịch (giờ Việt Nam)

NASDAQ

Thứ Hai – Thứ Bảy

Tiêu chuẩn: 20:30 – 2:00

Sau giờ làm việc: 3:00 – 5:30

Tiền thị trường: 19:00 – 20:30

Thời gian giao dịch của sàn Nasdaq

Sàn Nasdaq nghỉ giao dịch trong các ngày cuối tuần và ngày lễ quốc gia như Giáng sinh, Năm mới, Quốc khánh, Lễ tạ ơn…

Chỉ số Nasdaq là gì? Hiệu suất chỉ số Nasdaq 100/Composite

Sàn giao dịch Nasdaq gồm 03 chỉ số: Nasdaq Composite, Nasdaq-100 và NASDAQ Financial-100, trong đó hai chỉ số chính được theo dõi nhiều nhất là Nasdaq Composite và Nasdaq 100. Những chỉ số này là thước đo đánh giá hiệu suất thị trường chứng khoán hằng ngày được giao dịch trên sàn Nasdaq.

Chỉ số Nasdaq Composite: Là chỉ số được thành lập năm 1971 khi sàn giao dịch Nasdaq ra đời, với 50 công ty và mức điểm 100. Hiện tại, chỉ số Nasdaq Composite bao gồm hầu hết các công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq (khoảng 2.790 công ty). 

Biểu đồ chỉ số Nasdaq Composite qua các năm
Biểu đồ chỉ số Nasdaq Composite qua các năm (Tradingview.com)

Chỉ số Nasdaq-100: Là chỉ số nhỏ hơn, tập trung vào 100 công ty có vốn hóa lớn không thuộc ngành tài chính được niêm yết trên sàn Nasdaq. 

Biểu đồ chỉ số Nasdaq 100 qua các năm
Biểu đồ chỉ số Nasdaq 100 qua các năm (Tradingview.com)

Thành phần chỉ số Nasdaq Composite và Nasdaq 100:

Ngành

Nasdaq Composite

Nasdaq 100

Cổ phiếu tiêu biểu

Công nghệ

49,71 %

56,64 %

Apple

(AAPL)

Dịch vụ khách hàng

20,05 %

7,89 %

Amazon (AMZN)

Y tế

10,18 %

6,48 %

Amgen (AMGN)

Hàng hóa tiêu dùng

6,79 %

7,89 %

PepsiCo (PEP)

Công nghiệp

5,69 %

4,69 %

Cintas Corp. (CTAS)

Viễn thông

1 %

1,22 %

T-Mobile US (TMUS)

Tiện ích

0,6 %

0,61 %

American Electric Power (AEP)

Dầu/Khí

0,47 %

0 %

Diamondback Energy (FANG)

Vật liệu

0,39 %

0,22 %

Steel Dynamics (STLD)

Tài chính

5,12 %

0 %

PayPal (PYPL)

(Nguồn: Nasdaq)

Hiệu suất thực hiện qua các năm của hai chỉ số Nasdaq khá ấn tượng với mức tăng trưởng ổn định:

Hiệu suất thực hiện qua các năm của hai chỉ số Nasdaq

(Nguồn: Nasdaq.com)

Chỉ số Nasdaq 100 được thành lập sau và độ bao phủ số lượng công ty nhỏ hơn nhiều so với chỉ số Nasdaq Composite nhưng về hiệu suất thực hiện lại cao hơn. Việc tập hợp các công ty có vốn hóa và thanh khoản lớn nhất tại sàn Nasdaq đã giúp cho chỉ số Nasdaq 100 có được mức tăng trưởng vượt trội.

Cách giao dịch cổ phiếu và chỉ số Nasdaq

Nhà đầu tư có thể giao dịch các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq hoặc giao dịch các chỉ số Nasdaq thông qua các công ty môi giới chứng khoán, bao gồm các cách dưới đây:

Đầu tư vào chứng khoán cơ sở các cổ phiếu riêng lẻ trên sàn Nasdaq

Đối với các quốc gia cho phép đầu tư vào chứng khoán cơ sở Mỹ, thì nhà đầu tư có thể mua các cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì người Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không thể tham gia giao dịch chứng khoán cơ sở quốc tế. Nên đây không phải là cách tham gia khả thi với nhà đầu tư cá nhân Việt. Thậm chí, đối với các quốc gia cho phép đầu tư chứng khoán cơ sở tại Mỹ thì người tham gia cũng phải trải qua quá trình xem xét, đánh giá nghiêm ngặt của các công ty môi giới.

Đầu tư thông qua chỉ số Nasdaq CFD

Đối với nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thì cách phổ biến nhất để giao dịch cổ phiếu và chỉ số Nasdaq là thông qua hình thức hợp đồng chênh lệch CFD cung cấp bởi các công ty môi giới chứng khoán quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Ưu điểm giao dịch bằng CFD:

👍 Tạo lợi nhuận hai chiều, cả khi giá tăng hay giá giảm(bán khống).

👍 Hỗ trợ đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận và giảm vốn đầu tư ban đầu.

👍 Cung cấp bởi nhiều công ty môi giới chứng khoán quốc tế có giấy phép hoạt động hợp pháp.

👍 Giao dịch T+0, rất là linh hoạt và thanh khoản

👍 Chi phí giao dịch thấp, không cần nộp thuế tem

Nhược điểm giao dịch bằng CFD:

👎Do sử dụng đòn bẩy tài chính nên người tham gia giao dịch cần cẩn trọng quản trị rủi ro để tránh thiệt hại về vốn khi giá đi ngược xu hướng dự đoán.

👎Yêu cầu người tham gia có kiến thức đầu tư và khả năng đánh giá xu hướng giá tốt.

Các bước giao dịch Nasdaq trực tuyến tại Việt Nam: 

Bước 1: Chọn công ty môi giới

Tại Việt Nam, có rất nhiều công ty môi giới quốc tế uy tín đang hoạt động và cung cấp sản phẩm đầu tư cổ phiếu Mỹ và chỉ số Nasdaq-100 qua hình thức CFD.

Dưới đây là một số công ty môi giới cho bạn đọc tham khảo:

Sàn giao dịch

Quản lý

Nền tảng giao dịch

Phí giao dịch

Đòn bẩy tài chính

MiTrade

ASIC, CIMA

MiTrade

– Phí nạp/rút tiền: 0

– Phí hoa hồng: 0

– Phí qua đêm thấp

– Spread: Thả nổi

1:5 ~ 1:200

Fxpro

CySEC, FSCA, SCB

MT4, MT5, Ctrader

– Phí nạp/rút tiền: 0

– Phí hoa hồng: 0

– Phí qua đêm: Thay đổi theo vị thế mua bán và số lượng lot.

– Spread: thả nổi

 

1:50 ~ 1:200

Etoro

CySEC, FCA, ASIC

eToro

– Phí nạp/rút tiền: 0

– Phí hoa hồng: 0

– Phí qua đêm: dao động từ 1,6 ~ 4,79 USD/ngày

– Spread: thả nổi

1:1 ~ 1:5

lợi thế Mitrade

Bước 2: Mở tài khoản trực tuyến

Nhà đầu tư có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến trên nền tảng PC hoặc app cho di động (Android và iOS) theo hướng dẫn chi tiết của từng công ty môi giới. 

Bước 3: Nghiên cứu xu hướng giá

Khi tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt việc giao dịch với hình thức hỗ trợ đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý trong việc dự đoán xu hướng giá để mở vị thế mua bán hợp lý.

Nhiều công ty môi giới cung cấp các công cụ hỗ trợ giao dịch hiệu quả như chiến lược giao dịch, dự báo, tin tức… để hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định.

Ngoài ra, người tham gia nên kết hợp phân tích cơ bản từ các yếu tố kinh tế, thị trường và phân tích kỹ thuật qua biểu đồ giá và công cụ phân tích để xác định thời điểm mua bán thích hợp:

biểu đồ chỉ số Nasdaq 100

Bước 4: Tiến hành giao dịch

Khi dự đoán được xu hướng giá, nhà đầu tư tiến hành mở lệnh mua bán: Mua khi kỳ vọng giá tăng và bán khi kỳ vọng giá giảm:

Ví dụ về mở giao dịch chỉ số Nasdaq-100 trên sàn Mitrade

Đặt lệnh mua/bán Nasdaq

Ví dụ về việc mở giao dịch cổ phiếu Apple trên sàn Nasdaq:

Lệnh mua bán cổ phiếu Apple

Lưu ý: Sử dụng công cụ quản trị rủi ro với lệnh “Dừng lỗ” ngay khi mở vị thế để đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

(3) Đầu tư vào quỹ ETF

Với quỹ ETF, người tham gia có thể đầu tư vào một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu trong chỉ số chứng khoán như Nasdaq-100.

Khi đầu tư vào một quỹ ETF dựa trên các chỉ số Nasdaq, thì người tham gia có thể đa dạng danh mục đầu tư của mình theo số lượng cổ phiếu các các công ty trong quỹ cung cấp.

Một số quỹ ETF chỉ số Nasdaq-100 được đánh giá hoạt động hiệu quả: 

Một số quỹ ETF chỉ số Nasdaq-100 được đánh giá hoạt động hiệu quả

Nhà đầu tư tham gia các quỹ ETF thường có xu hướng đầu tư dài hạn thay vì đầu cơ lướt sóng. Ngoài ra, hiệu quả sẽ thay đổi theo năm và có thể tích lũy theo các năm: 

hiệu quả quỹ ETF sẽ thay đổi theo năm

Nhà đầu tư có thể phải chịu các phí quản lý quỹ ETF do từng quỹ quy định, danh mục quỹ ETF sẽ do quỹ quyết định mà không phải nhà đầu tư được lựa chọn.

Nhà đầu tư Việt Nam có thể tham gia các quỹ ETF do các công ty môi giới chứng khoán quốc tế cung cấp.

Chỉ số Nasdaq, Dow Jones, S&P 500

Ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ được quan tâm nhiều nhất là Dow Jones, S&P 500, Nasdaq (Nasdaq Composite và Nasdaq 100):

Dow Jones, S&P 500, Nasdaq (Nasdaq Composite và Nasdaq 100)

Chỉ số DJIA và S&P 500 có điểm số cao hơn chỉ số Nasdaq nhưng về hiệu suất thực hiện qua các năm gần đây thì lại thấp hơn:

Hiệu suất chỉ số Nasdaq cao hơn Chỉ số DJIA và S&P 500

Dưới đây là bảng so sánh những điểm khác biệt chính của 03 nhóm chỉ số này:

Nội dung

Dow Jones

S&P 500

Nasdaq 100

Nasdaq Composite

Năm hình thành

1896

1957

1985

1971

Thành phần

Gồm 30 công ty có vốn hóa lớn trên sàn giao dịch NYSE và Nasdaq

Gồm 500 công ty có vốn hóa lớn trên sàn giao dịch NYSE, Nasdaq và Cboe NZX, gồm 30 công ty trong chỉ số DJIA

Gồm 100 công ty có vốn hóa lớn không thuộc nhóm tài chính niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq

Gồm 2790 công ty niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq

Vốn hóa thị trường

~ 10,3 nghìn tỷ USD

~ 38,2 nghìn tỷ USD

~ 15 nghìn tỷ USD

~ 19,4 nghìn tỷ USD

% vốn hóa thị trường*

21%

81%

31%

41%

Điểm số hiện tại

35.084,54

4.386,5

14.853,2

14.778,26

Hiệu suất 2021

16,13%

19,42%

18,76 %

16,38 %

Hiệu suất 01 năm

32,09%

35,51%

40,85 %

40,17 %

(Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ tính đến 30/6/2021 là khoảng 47 nghìn tỷ USD)

Trong 03 nhóm chỉ số này, thì chỉ số S&P 500 được đánh giá cao nhất về thước đo hiệu suất thị trường chứng khoán Mỹ do độ bao phủ rộng và tỷ trọng ảnh hưởng đến thị trường lớn. Tiếp đó là nhóm chỉ số Nasdaq.

Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones vẫn được coi như chỉ số chính đại diện cho thị trường chứng khoán bởi lịch sử hình thành và tồn tại lâu đời của nó.

Việc theo dõi kết hợp tất cả các chỉ số thị trường này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất cho thị trường chứng khoán Mỹ. Riêng chỉ số Nasdaq sẽ đánh giá tốt nhất cho hiệu suất thực hiện của thị trường chứng khoán của sàn này. 

Rate this post
Cổ phiếu Penny là gì? Cách chọn & giao dịch cổ phiếu Penny và rủi ro liên quan
Fomo là gì? Fud là gì? 5 loại hội chứng Fomo và cách tránh Fomo trong chứng khoán, Coin và Forex