sàn otc

Thị trường OTC rất phổ biến và được ưa chuộng đối với những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt tại những nước có thị trường đầu tư tài chính lâu đời như Mỹ, các nước ở Châu  u, Nhật Bản…

Sức hấp dẫn của thị trường này đến từ khả năng thu lợi lớn, đầu tư vào những sản phẩm chưa được niêm yết với mức giá thấp. Tuy nhiên, với những trader mới tham gia thị trường thì đây vẫn làm một khái niệm khá mới.

Vậy OTC là gì? Các sàn OTC nào có thể thực hiện giao dịch an toàn trong và ngoài nước? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức cần thiết để trả lời những câu hỏi này và đánh giá về khả năng tiếp cận cũng như cơ hội đầu tư tại thị trường này.

Mục Lục

Sàn OTC là gì? Thị trường OTC hoạt động như thế nào?

Sàn OTC (Over – The – Counter) là các sàn giao dịch phi tập trung đối với các sản phẩm đầu tư tài chính như chứng khoán, hàng hóa, forex, tiền điện tử…

Hiện nay có thể phân loại thị trường OTC ra làm hai loại chính là thị trường tại Việt Nam và quốc tế:

Phân loại thị trường OTC

Nội dung

Thị trường Việt Nam

Thị trường quốc tế

Quản lý

N/A. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý có quyền giám sát và can thiệp vào hoạt động OTC nếu cần thiết.

N/A. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý có quyền giám sát và can thiệp vào hoạt động OTC nếu cần thiết.

Sản phẩm

Cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn

Cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, forex, tiền điện tử, hợp đồng quyền chọn…

Sàn giao dịch OTC

OTC.com, Upcom…

Mitrade, Exness

Đặc điểm của thị trường OTC

🧩 Thị trường OTC không có một địa điểm giao dịch cố định, mà phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên mua và bên bán hoặc bên trung gian.

🧩 Không có một cơ chế xác lập giá cố định mà sẽ được thực hiện thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.

🧩 Các công ty và người tham gia dễ dàng gia nhập thị trường bởi ít các rào cản pháp lý và quy định hơn so với thị trường tập trung.

🧩 Các bên tham gia giao dịch không cần công khai thông tin giao dịch.

🧩 Thường mang tính rủi ro cao.

Cách thức hoạt động thị trường OTC

Các thức hoạt động thị trường OTC

+ Bên mua ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư

+ Bên bán có thể là tổ chức doanh nghiệp phát hành sản phẩm chứng khoán hoặc một bên sở hữu sản phẩm chứng khoán.

Cách thức giao dịch

Thị trường OTC hoạt động theo hai phương thức chính:

– Giao dịch trực tiếp giữa bên mua và bên bán.

– Giao dịch thông qua một bên môi giới chứng khoán.

Đối với thị trường Việt Nam:

Do các sản phẩm chứng khoán trên thị trường OTC chưa được niêm yết và đăng ký lưu ký chứng khoán nên sẽ không có sự tham gia của các cơ quan quản lý như Ủy ban chứng khoán nhà nước hay Trung tâm lưu ký chứng khoán. Các bên sẽ thương lượng và thực hiện giao dịch chuyển nhượng sở hữu thông qua một hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Đối với thị trường quốc tế:

Đối với trader cá nhân Việt tại Việt Nam theo quy định không được tham gia các hoạt động chứng khoán cơ sở quốc tế, nên việc tham gia chứng khoán quốc tế chỉ có thể thông qua hình thức phái sinh hoặc đầu tư quỹ ETF và thực hiện giao dịch thông qua một công ty môi giới chứng khoán quốc tế.

Đối với tổ chức đầu tư tài chính Việt Nam có thể tham gia giao dịch theo cả hai hình thức giao dịch trực tiếp và thông qua môi giới.

Top 5 sàn OTC uy tín để giao dịch chứng khoán quốc tế

Sàn ICmarkets

Đánh giá:
4.7/5

(Cho tính pháp lý tin cậy, nền tảng giao và sản phẩm giao dịch đa dạng; tốc độ giao dịch nhanh chóng; tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý.)

Loại sàn

Sàn CFD

Năm thành lập

2007

Công ty sở hữu

IC Markets

Quy định

FSAS với số đăng ký SD018; ASIC với số đăng ký 335692; CySEC với số đăng ký 362/18; SCB với số đăng ký SIA-F214

Sản phẩm & Dịch vụ

Công ty môi giới chứng khoán quốc tế theo hình thức hợp đồng chênh lệch CFD với các sản phẩm forex, hàng hóa, chỉ số, trái phiếu, tiền điện tử, cổ phiếu, hợp đồng kỳ hạn.

Đòn bẩy tài chính

1:1 ~ 1:500

Sàn Mitrade

Đánh giá:
4.5/5

(Cho độ tin cậy và pháp lý; nền tảng giao dịch đơn giản trực quan, dễ sử dụng; dịch vụ khách hàng nhanh chóng, chu đáo; chi phí giao dịch thấp; đa dạng sản phẩm với đòn bẩy tài chính hợp lý.)

Năm thành lập

2011

Công ty sở hữu

Mitrade Global Pty Ltd 

Quy định

Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) với giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc (giấy phép AFSL số 398528) & Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA) với giấy phép SIB số 1612446.

Sản phẩm & Dịch vụ

Mitrade là sàn môi giới chứng khoán quốc tế theo hình thức hợp đồng chênh lệch CFD đối với các sản phẩm cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, forex, hàng hóa và tiền điện tử.

Đòn bẩy tài chính

1:1* ~ 1:200(Có thể tự động điều chỉnh mức đòn bẩy)

Khi chọn tỷ lệ đòn bẩy 1:1, bạn sẽ không bị tính phí qua đêm; Nếu bạn không muốn sở hữu tài sản cơ sở thì đây là một cách linh hoạt để nắm giữ dài hạn các sản phẩm tài chính hấp dẫn trên thế giới.

khuyến mãi Mitrade

Sàn IQ Option

Đánh giá:
4.2/5

(Cho an toàn về tính pháp lý; tốc độ giao dịch nhanh; cung cấp dịch vụ khách hàng tốt; sản phẩm đa dạng với quy mô hoạt động rộng và số lượng khách hàng lớn.)

Loại sàn

Sàn CFD và BO (Binary Option-Quyền chọn nhị phân)

Website

https://iqoption.com/

Năm thành lập

2013

Công ty sở hữu

IQ Option

Quy định

CySEC, giấy phép số 247/14

Sản phẩm & Dịch vụ

Sàn môi giới chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch với sản phẩm chứng khoán, ETF, forex và quyền chọn.

Đòn bẩy tài chính

1:1 ~ 1:30

Sàn Exness

Đánh giá:
3.5/5

(Cho độ tin cậy về tính pháp lý; tuy nhiên mức đòn bẩy tài chính đưa ra có thể tạo ra rủi ro rất cao cho trader mới.)

Loại sàn 

sàn CFD

Website

https://www.exness.com/

Năm thành lập

2008

Công ty sở hữu

Exness Group

Quy định

FSA cấp phép với số giấy phép SD025; CBCS cấp phép với giấy phép số 0003LSI; FSC cấp phép tại BVI với số đăng ký 2032226; FSCA với số đăng ký là 2020/234138/07

Sản phẩm & Dịch vụ

Sàn môi giới chứng khoán quốc tế cung cấp giao dịch đối với các sản phẩm cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa và forex.

Đòn bẩy tài chính

1: Không giới hạn

Sàn FBS

Đánh giá:
3/5

(Cho độ tin cậy về tính pháp lý, sản phẩm đa dạng; tuy nhiên bị đánh giá không tích cực về chất lượng dịch vụ khách hàng.)

Năm thành lập

2009

Công ty sở hữu

FBS Markets Inc

Quy định

IFSC, giấy phép số IFSC/000102/198

Sản phẩm & Dịch vụ

Sàn môi giới chứng khoán quốc tế cung cấp giao dịch đối với các sản phẩm forex, hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, tiền điện tử.

Đòn bẩy tài chính

1:50 ~ 1:3000

Top 5 sàn OTC uy tín để giao dịch chứng khoán Việt Nam

Dưới đây là top 05 sàn OTC uy tín để giao dịch chứng khoán tại Việt Nam:

Sanotc.com

Website

https://sanotc.com/

Năm thành lập

12/2006

Công ty sở hữu

Công ty cổ phần OTC Việt Nam (đổi tên vào năm 2009 từ công ty Công ty cổ phần Công nghệ Hoàng Minh).

Quy định

Bộ Văn hóa – Thông tin Việt nam cấp ngày 15/05/2007, giấy phép số 190/GP-BC

Sản phẩm & Dịch vụ

– Cung cấp thông tin, dịch vụ và các tiện ích cho việc giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết tại Việt Nam.

– Hỗ trợ mua bán cổ phiếu có thời hạn.

– IR online và PR doanh nghiệp

Sàn OTC hoạt động được 11 năm (từ năm 2009) đến nay và đã có khoảng 200.000 tài khoản giao dịch tại đây với việc hỗ trợ thông tin dữ liệu cho trên 2000 doanh nghiệp OTC.

Sàn Upcom

Năm thành lập

26/06/2009

Thành lập

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Quy định bởi

Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN)

Sản phẩm & Dịch vụ

Sản giao dịch chứng khoán trực tuyến cổ phiếu và trái phiếu của các công ty đại chúng Việt Nam chưa niêm yết.

Sàn Upcom hiện nay có trên 900 công ty đăng ký giao dịch theo hình thức khớp lệnh liên tục hoặc thỏa thuận trong phiên từ 9:00 – 15:00 các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Sàn SSI

Website

https://www.ssi.com.vn/   

Năm thành lập

12/1999

Công ty sở hữu

Công ty Cổ phần chứng khoán SSI

Quy định

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, giấy phép kinh doanh số 056679 cấp ngày 27/12/1999 & quản lý bởi UBCKNN

Sản phẩm & Dịch vụ

– Tư vấn đầu tư chứng khoán, nhận ủy thác đầu tư với khách hàng cá nhân.

– Dịch vụ chứng khoán, thị trường nợ, vốn, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn M&A cho khách tổ chức.

– Cập nhật tin tức doanh nghiệp, kiến thức đầu tư.

Sàn môi giới SSI là một trong những công ty chứng khoán hoạt động lâu đời và là công ty niêm yết lớn nhất về vốn hóa hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty từng nhiều năm liền giữ vị thế số một về thị phần thị trường với đội ngũ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp.

Sàn Vndirect

Website

https://www.vndirect.com.vn/

Năm thành lập

7/11/2006

Công ty sở hữu

Công ty Cổ phần chứng khoán Vndirect  

Quy định

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 0103014521 & quản lý bởi UBCKNN

Sản phẩm & Dịch vụ

– Tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ ủy thác đầu tư với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

– Dịch vụ tạo lập thị trường, phân tích đầu tư.

– Quan hệ doanh nghiệp & nhà đầu tư

– Dịch vụ quản lý tài sản.

Vndirect là công ty chứng khoán niêm yết lớn thứ 2 về vốn hóa trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Nằm trong Top 2 về thị phần tại sàn HNX và Top 3 tại sàn HOSE với hơn 01 triệu khách hàng.

Sàn VPS

Website

https://www.vps.com.vn/

Năm thành lập

2006

Công ty sở hữu

Công ty Cổ phần chứng khoán VPS

Quy định

UBCKNN, giấy phép thành lập số 30/UBCK-GPHÐKD

Sản phẩm & Dịch vụ

– Tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ ủy thác đầu tư với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

– Dịch vụ phân tích đầu tư.

– Dịch vụ ngân hàng đầu tư.

– Quan hệ doanh nghiệp & nhà đầu tư.

Công ty chứng khoán VPS là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam về vốn điều lệ và quy mô tài sản. Hiện nay công ty đang giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới (~16,05% trong Q3/2021) với đội ngũ tư vấn trẻ, năng động.

Xu hướng phát triển của thị trường OTC tại Việt Nam

Thị trường OTC tại Việt Nam phát triển cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán cách đây 21 năm. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chưa được khai thác thật sự hiệu quả bởi thiếu cơ chế quản lý từ cơ quan chức năng.

Những năm gần đây, thị trường OTC có được nhiều hơn sự quan tâm của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng nó dường như vẫn là sân chơi cho những tổ chức đầu tư hay cá nhân chuyên nghiệp với vốn đầu tư lớn, thay vì các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ bởi số lượng giao dịch lớn.

Thông tin về các giao dịch OTC thường vẫn rất hạn chế tại thị trường Việt Nam. Ví dụ, tại sàn OTC.com, một trong những sàn hoạt động tập trung vào thị trường OTC lớn nhất Việt Nam hiện nay, tin đăng giao dịch cổ phiếu OTC rất ít.

Trung tâm giao dịch cổ phiếu OTC
(Nguồn: Sàn OTC.com)

Với sự phát triển của công nghệ tài chính thì hiện này có một lượng lớn các công ty môi giới chứng khoán quốc tế hoạt động tại Việt Nam, cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính giao dịch OTC với sự linh hoạt về số lượng giao dịch cùng hỗ trợ đòn bẩy tài chính, điều này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với thị trường này hơn.

Có nên giao dịch cổ phiếu OTC? Ưu nhược điểm liên quan

Có nên giao dịch cổ phiếu OTC hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi biết đến thị trường này. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên thận trọng khi đầu tư vào đây do những rủi ro về thông tin hay tài chính doanh nghiệp có thể khó xác định.

Hầu hết nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC bằng cách đưa ra những giả định ước lượng về giá trị thông qua đánh giá về tổ chức phát hành. Vì lý do này, họ cần phải cân nhắc về khả năng chịu đựng rủi ro đầu tư của mình khi quyết định tham gia.

Giao dịch cổ phiếu OTC thường được biết đến vì khối lượng lớn cho mỗi lần mua bán. Đồng thời chênh lệch giữa giá mua bán cũng thường lớn hơn so với thị trường tập trung, những biến động lớn này có thể chỉ phù hợp với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để đảm bảo quản trị rủi ro từ việc đánh giá cơ hội đầu tư, phân bổ vốn và tỷ trọng trong danh mục đầu tư.

Trader có thể dựa vào những ưu nhược điểm của thị trường OTC để đánh giá về mức độ phù hợp của mình với thị trường này.

Ưu điểm:

🙂 Thị trường OTC cung cấp các loại cổ phiếu chưa được giao dịch hoặc sắp được giao dịch trên thị trường tập trung, mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu ngay giai đoạn đầu phát hành của doanh nghiệp.

🙂 Khả năng thu lợi lớn: thông qua việc giao dịch một khối lượng lớn cổ phiếu với định giá thấp, trader có thể hiện thực hóa ngay lập tức lợi nhuận của mình vào những ngày đầu tiên cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung.

🙂 Dễ tiếp cận cho doanh nghiệp: Nhờ vào việc có ít các quy định hơn so với thị trường tập trung, thị trường OTC được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tham gia để huy động vốn và đưa ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tham gia.

Nhược điểm:

🙃Thanh khoản thấp do việc giao dịch với một khối lượng lớn và giá chào bán cố định từ bên mua sẽ kén chọn nhà đầu tư. Việc giao dịch với khối lượng nhỏ thường ít được thực hiện khiến cho tỷ lệ mua bán thành công trên thị trường OTC thấp và thời gian giao dịch kéo dài.

🙃 Thiếu tính minh bạch: do việc có ít các quy định trên thị trường OTC dẫn đến việc không có hay ít các thông tin về tổ chức phát hành được công bố công khai khiến việc đánh giá cơ hội đầu tư của trader bị hạn chế và khả năng gian lận cũng cao hơn tại đây.

🙃 Biến động giá của cổ phiếu trên OTC thường phụ thuộc vào thông tin thị trường và dữ liệu kinh tế, điều này yêu cầu trader luôn phải theo sát thị trường để đảm bảo giao dịch hiệu quả.

🙃 Với những giao dịch trên OTC thực hiện với khối lượng lớn thì trader với vốn đầu tư nhỏ khó có khả năng tiếp cận.

Các nhược điểm của giao dịch trên sàn OTC dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần phải nhận biết được. Chi tiết về các rủi ro này sẽ được đề cập trong mục tiếp theo của bài viết.

Những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên sàn OTC

Trong đầu tư tài chính, quản trị rủi ro phải được đặt lên hàng đầu với tất cả những người tham gia để đảm bảo được lợi nhuận cũng như khả năng duy trì giao dịch trên thị trường lâu dài. Đặc biệt với thị trường OTC, nơi rủi ro có thể lớn gấp đôi so với thị trường tập trung, thì điều này càng trở nên quan trọng hơn. Dưới đây là danh sách các loại rủi ro có thể xảy ra:

📚 Rủi ro về giá: nhà đầu tư rất khó xác định được giá trị thực sự của một sản phẩm tài chính trên thị trường OTC, do việc thiếu các thông tin về doanh nghiệp. Không giống như với các công ty được niêm yết trên thị trường tập trung, phải công bố thông tin định kỳ và có kiểm soát tài chính từ đơn vị kiểm toán, các công ty trên thị trường OTC không bị yêu cầu công bố bất cứ thông tin tài chính hay doanh nghiệp nào khi thực hiện giao dịch.

📚 Rủi ro từ doanh nghiệp phát hành: do thiếu các quy định quản lý chặt chẽ trên thị trường OTC nên việc tham gia của các doanh nghiệp dễ dàng, có thể gây ra các tình trạng doanh nghiệp ảo, huy động vốn nhằm chuộc lợi từ nhà đầu tư.

📚 Rủi ro từ thị trường: do tính chất giao dịch thông qua một bên thứ ba và cần hoàn thiện các thủ tục chuyển nhượng sở hữu nên thời gian hoàn thành một giao dịch có thể kéo dài, trong thời gian này nếu thị trường xảy ra biến động làm giá thay đổi, việc giao dịch vẫn phải được tiến hành với mức giá thỏa thuận ban đầu.

📚 Rủi ro về thanh khoản: Đối với giao dịch có khối lượng lớn tại thị trường OTC thì việc tìm kiếm bên giao dịch có thể gặp khó khăn khi thị trường hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn.

📚 Rủi ro từ bên thứ ba: giao dịch OTC thường được thực hiện thông qua một công ty môi giới tài chính, nếu trader chọn phải một công ty môi giới không có uy tín, lừa đảo thì có thể bị mất vốn đầu tư.

Các rủi ro xảy ra trên thị trường OTC đều có thể dẫn đến khả năng thua lỗ lớn đối với nhà đầu tư. Chính vì vậy, ngoài việc có được chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả, trader cũng nên biết các mẹo giao dịch OTC để đầu tư hiệu quả hơn. Đây chính là nội dung tiếp theo của bài viết.

Mẹo giao dịch OTC cần biết

Một số mẹo giao dịch OTC để bạn đọc tham khảo trong quá trình giao dịch:

📝 Chọn công ty môi giới uy tín, có cấp phép hoạt động rõ ràng và minh bạch về các khoản thuế phí giao dịch.  

📝 Lựa chọn thị trường đầu tư thích hợp với số vốn hiện có. Ví dụ, đối với thị trường OTC chứng khoán Việt Nam, giao dịch thường được thực hiện với khối lượng lớn, vì vậy yêu cầu người tham gia có số vốn lớn.

Tuy nhiên, với thị trường quốc tế, trader có thể thực hiện giao dịch với khối lượng nhỏ, thậm chí có hỗ trợ đòn bẩy tài chính, nên có thể dễ dàng tiếp cận hơn cho trader với vốn nhỏ.

📝 Chọn loại tài sản đầu tư mà bạn có hiểu biết và có khả năng đánh giá về xu hướng giá. Ví dụ, nếu bạn có hiểu biết về thị trường tiền ảo thì hãy giao dịch OTC với tiền ảo.

📝 Tránh FOMO theo tin tức. Hiện nay có rất nhiều các tin tức giới thiệu hay định hướng tâm lý nhà đầu tư với các sản phẩm OTC nhằm thu hút lượng vốn và người tham gia.

Ví dụ gần đây nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cổ phiếu DXS, chào bán OTC với mức giá ~ 40.000 VNĐ/cổ phiếu với hứa hẹn về một thương vụ lời khủng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã lùi ngày lên sàn 03 lần và khi lên sàn giao dịch, cổ phiếu này đã giao dịch ở mức giá giao động khoảng dưới 30.000 VNĐ trong vòng 03 tháng.

📝 Phân bổ vốn hợp lý. Trader cần phải nhớ về các rủi ro tiềm ẩn của thị trường OTC để tránh việc đặt toàn bộ vốn đầu tư vào một sản phẩm tại thị trường OTC.

Đảm bảo một tỷ trọng hợp lý với khả năng chịu đựng rủi ro của mình sẽ giúp trader có tâm lý và khả năng đánh giá giao dịch hiệu quả hơn. Ví dụ, trader có thể sử dụng khoảng 20% cho thị trường OTC và 80% cho thị trường tập trung.

📝 Quản trị rủi ro. Đặt ra mức cắt lỗ cho mỗi vị thế giao dịch của mình và tuân thủ theo nguyên tắc cắt lỗ đó đã đề ra.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản và cần thiết về thị trường OTC cho bạn đọc tham khảo. Đây là một thị trường tiềm năng với khả năng sinh lời cao nhưng kèm theo đó là rủi ro cao. Trước khi quyết định tham gia thị trường này thì bạn có thể trải nghiệm trước thông qua các tài khoản Demo cung cấp bởi các công ty môi giới chứng khoán để hiểu về cách thức hoạt động cũng như mức độ phù hợp của mình với thị trường này.

5/5 - (1 bình chọn)
Những đồng coin sắp lên sàn 2022: ICO, IEO&IDO
Webtrader: Top 7 Webtrader uy tín và an toàn để giao dịch tài chính