So sánh các phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán 2022
- On 09/12/2022
- By Dautumoi
- In bài hot
- No comments
3. Học chơi chứng khoán miễn phí
4. Cách chơi chứng khoán phái sinh
5. Cách mua cổ phiếu nước ngoài
6. Cách chơi chứng khoán trên điện thoại
7. Sàn chứng khoán ảo để chơi chứng khoán ảo
8. Các sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam
9. Các website đầu tư chứng khoán online
10. So sánh phí giao dịch chứng khoán
11. Các mã chứng khoán tốt hiện nay
12. Các loại lệnh trong chứng khoán phổ biến
13. Top 12 cuốn sách chứng khoán hay nên đọc cho người mới
2. Có nên mua vàng thời điểm này
4. Top 10+ sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín
1. Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường ngoại hối
2. 10 bước học Forex trading và những sự thật về Forex trading
3. Top 9 hình thức lừa đảo Forex hay gặp
4. Top 5 cách đầu tư Forex phổ biến
5. Hướng dẫn mở tài khoản Forex
6. Hướng dẫn chơi Forex cho người mới
7. Top các sàn Forex uy tín và tốt nhất
8. Nhận thưởng trên các sàn Forex bonus
9. Những tiêu chí & trang web đánh giá sàn Forex
▶️ Bitcoin
1. Bitcoin là gì? Bitcoin lừa đảo không
2. Top 6 cách chơi Bitcoin phổ biến
3. Top 15 cách kiếm tiền Bitcoin
4. Mở tài khoản mua Bitcoin nhanh
5. Top 20 sàn giao dịch Bitcoin uy tín và lớn nhất
6. Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền
7. Cách đào Bitcoin trên điện thoại&PC
8. Top 7 máy đào Bitcoin hiệu quả nhất
9. Top 10 phần mềm đào Bitcoin tốt nhất
▶️ Ethereum
1. ETH là gì? 5 cách đầu tư Ethereum
2. Mua bán ETH ở đâu? Cách mua Ethereum online
3. Mọi điều về cách đào ETH & máy đào ETH
▶️ Tiền Ảo
1. Top 5 cách đầu tư tiền ảo phổ biến
2. Hiệu suất đầu tư thị trường tiền ảo
3. Hướng dẫn trade coin&sàn trade coin
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kiến thức về các loại phí giao dịch chứng khoán mà một nhà đầu tư cá nhân phải trả và so sánh biểu phí giao dịch chứng khoán giữa các sàn môi giới có thị phần lớn tại Việt Nam để bạn đọc tham khảo và cùng lựa chọn ra sàn giao dịch và cách chơi cổ phiếu – chứng khoán hiệu quả nhất.
Mục Lục
Các loại phí giao dịch chứng khoán
* Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán cơ sở và phái sinh áp dụng ở thị trường Việt Nam:
Phí giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam
Nội dung
Mô tả
Ghi chú
Phí nạp/rút tiền
Thường các công ty chứng khoán không tính phí nạp/rút tiền mà trả theo phí của ngân hàng thực hiện giao dịch.
Theo quy định từng công ty
Phí lưu ký chứng khoán
Phí thu từ cơ quan quản lý nhà nước – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đối với các công ty chứng khoán nhằm đảm bảo nhận sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư đối với cổ phiếu nắm giữ.Ở VN có 2 cấp độ:
-Cấp độ nhà nước là VSD quản lý các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký.
– Cấp 2 là công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký quản lý khách hàng của mình là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư.
– Thông tư 127/2018/TT-BTC của BTC ban hành ngày 27/12/2018.
– Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và là phí thu hộ VSD.
Phí giao dịch từ Sở giao dịch chứng khoán
– Theo quy định pháp luật, nhà đầu tư phải trả phí cho sở giao dịch chứng khoán theo giá trị giao dịch.
– Áp dụng 0.03%/ giá trị giao dịch khớp lệnh cho cả chiều mua và chiều bán.
– Thông tư 127/2018/TT-BTC của BTC ban hành ngày 27/12/2018.
Phí giao dịch từ công ty chứng khoán
Phí được công ty chứng khoán áp dụng đối với khách hàng.
– Mức phí khác nhau giữa các công ty chứng khoán.
– Áp dụng cho cả chiều mua và chiều bán.
Phí ứng tiền
Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+3 (sau 2 ngày mua cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán, và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản) do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty quy định.
– Mức phí khác nhau giữa các công ty chứng khoán
Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu.
– Áp dụng 0.1%/giá trị bán khớp lệnh.
Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Thuế cổ tức
– Áp dụng 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán.
– Áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế,
– Khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC
Phí giao dịch chứng khoán phái sinh Việt Nam
Hợp đồng tương lai(HĐTL) chỉ số VN30, HĐTL trái phiếu chính phủ, chứng quyền có đảm bảo, ETF
Nội dung
Mô tả
Ghi chú
Phí lưu ký trả VSD
– Giá dịch vụ quản lý vị thế: 2.550đ/HĐ/TK/ngày
– Giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ: 0.0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền + giá trị CK tính theo mệnh giá)/TK/tháng
(Tối đa: Không quá
1.600.00đ/TK/tháng
Tối thiểu: Không thấp hơn 320.000đ/TK/tháng)
Thông tư 14/2020/TT-BTC
Phí trả sở GDCK
– Hợp đồng tương lai chỉ số:
2.700đ/hợp đồng
– Hợp đồng tương lai trái phiếu CP: 4.500đ/hợp đồng
Thông tư 14/2020/TT-BTC
Phí giao dịch trả công ty chứng khoán
– Theo quy định riêng của
từng công ty chứng khoán về phí đóng/mở vị thế và đáo hạn hợp đồng.
Thuế thu nhập cá nhân
– Áp dụng mức thuế
0.1%/giá trị giao dịch
(mua/bán/đáo hạn)
Công văn 11133/BTC-CST ngày 21/8/2017 của Bộ Tài chính
Đối với những người sử dụng tài khoản margin sẽ phải trả lãi suất vay ký quỹ theo quy định công ty chứng khoán. Thông thường dao động từ 6.8% – 9%/ năm.
Phí giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế
Ngoài thị trường chứng khoán trong nước, một trong những lựa chọn khác cho nhà đầu tư Việt Nam là giao dịch sản phẩm chứng khoán phái sinh với các sàn chứng khoán quốc tế. Một trong những lợi thế lớn nhất đối với nhà đầu tư đó là việc không áp dụng thuế đối với sản phẩm này ở các công ty chứng khoán quốc tế. Người tham gia chỉ phải trả các loại phí theo quy định của công ty đưa ra.
Cụ thể như sau:
sản phẩm có thể giao dịch ví dụ: Cổ phiếu Apple, Tesla, Facebook… chỉ số S&P 500 v.v. Còn có các cặp Forex, tiền điện tử, Vàng, Dầu thô…
Nội dung
Mô tả
Ghi chú
Phí nạp/rút tiền
Từ 0 USD
– Mức phí khác nhau giữa các công ty sàn chứng khoán
Hoa hồng
Từ 0 USD
– Mức phí khác nhau giữa các công ty sàn chứng khoán
Phí chêch lênh (Spread)
Mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm
Trung bình khoảng 1
(sàn Mitrade
trung bình 0,6)
Phí qua đêm
Phí phải trả cho việc duy trì vị thế giao dịch của nhà đầu tư
– Mức phí khác nhau giữa các công ty chứng khoán
Ưu nhược điểm khi giao dịch chứng khoán cơ sở/phái sinh
Cách giao dịch chứng khoán cơ sở
– Mở tài khoản online hoặc trực tiếp với công ty chứng khoán: Hiện nay đa số các công ty áp dụng hình thức đăng ký và xác minh danh tính tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC, khoảng 10 -30 phút là tài khoản có thể được kích hoạt và sử dụng cho giao dịch như VPS, HSC, Vndriect, MBS, SSI… Với một số công ty cần vẫn cần nhà đầu tư hoàn thiện hợp đồng giấy như Pinetree, HCM, SBS, thì nhà đầu tư có thể được kích hoạt tài khoản trong vòng một ngày nhưng nếu không hoàn thiện hợp đồng có thể bị khóa tài khoản sau khoảng thời gian quy định của công ty.
– Nạp tiền vào tài khoản và thực hiện giao dịch. Hiện tại do quy định về giao dịch lô chẵn là bội số của 100 cổ phiếu/lệnh. Giá bán lô lẻ từ 1-99 cổ phiếu ở sàn UPCOM và HNX sẽ theo giá đối ứng ở một sàn giao dịch lô lẻ riêng, nhà đầu tư cần phải nạp tối thiểu số tiền tương ứng với giá trị cổ phiếu mà mình muốn mua (100% giá trị).
– Các công ty chứng khoán có cung cấp gói margin với tỷ lệ tương ứng khác nhau cho từng loại cổ phiếu (ví dụ HPG là tỷ lệ 1:1, nhà đầu tư có thể nạp 100 triệu và được vay thêm 100 triệu để mua cổ phiếu HPG)
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cách giao dịch chứng khoán phái sinh trong nước
– Mở tài khoản giao dịch online hoặc trực tiếp với công ty chứng khoán. Thời gian thực hiện thông thường là 01 ngày.
– Nạp tiền ký quỹ và bắt đầu thực hiện giao dịch.
– Các công ty chứng khoán cung cấp đòn bẩy tài chính nên nhà đầu tư có thể thực hiện nạp tiền theo tỷ lệ đòn bẩy tài chính để thực hiện giao dịch. Hiện tại yêu cầu ký quỹ thường từ 15-18%. Với giá trị hiện tại của hợp đồng tương lai thì số tiền tối thiểu giao động từ 22 triệu VNĐ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cách giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế
– Mở tài khoản online với các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều sàn giao dịch quốc tế uy tín với phần mềm giao dịch hỗ trợ tiếng Việt cho phép nhà đầu tư Việt Nam tham gia dễ dàng.
Ví dụ, sàn giao dịch Mitrade là một công ty môi giới được cấp phép bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA). 👉Kiểm tra giấy phép của Mitrade
Có thể đăng ký mở tài khoản trực tiếp trên nền tảng PC tại Website công ty (Review Mitrade) hoặc tải ứng dụng cho di động (Android và iOS)
– Đối với những người mới tham gia, chưa biết cách giao dịch hiệu quả, có thể đăng ký tài khoản Demo của Mitrade với 50.000 USD tiền ảo để thực hành mua bán.
– Nạp tiền vào tài khoản (tối thiểu là 50 USD, tương đương khoảng 1.150.000) hoặc theo tỷ lệ ký quỹ với mã chứng khoán/chỉ số mà bạn muốn giao dịch. Nạp tiền trực tuyến đơn giản thông qua ngân hàng, giống như với cách nạp tiền và tài khoản giao dịch ở công ty chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, Mitrade còn có ứng dụng giao dịch với giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng cùng nhiều công cụ phân tích kỹ thuật, giúp quản trị rủi ro tốt hơn với công cụ chống số dư âm.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Phí giao dịch chứng khoán ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận
Do việc tính các loại thuế phí giao dịch chứng khoán ở các công ty môi giới chia ra nhiều loại khác nhau với tỷ lệ phần trăm nhỏ khiến hầu hết các nhà đầu tư bỏ qua ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, nếu tính toán lại số tiền mà nhà đầu tư phải trả, đặc biệt những người với số vốn lớn (từ 500 triệu trở lên), con số có lẽ khiến không ít người bất ngờ.
Để thấy rõ ảnh hưởng của các loại thuế phí này, mình sẽ lập một bảng tính toán để minh họa về giao dịch chứng khoán phái sinh Việt Nam và quốc tế ở hai sàn giao dịch uy tín:
Nội dung
MITRADE
VNDIRECT
Sản phẩm
Forex, chứng khoán phái sinh, chỉ số, hàng hóa, tiền ảo.
Cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ quỹ, chứng quyền
Tỷ lệ đòn bẩy
1:5 ~ 1:200
Tối đa 1:7 chứng khoán phái sinh
Phí giao dịch
0$, Spread cạnh tranh, và phí qua đêm thấp
Tham khảo chi tiết tại mục 3 của bài viết
Thuế
0$
0.1%
Ký quỹ ban đầu
0.5% ~20%
Tối thiểu ~16.875%
Nội dung
Mitrade
Vndirect
Giao dịch (vị thế mua)
Mua chỉ số SPX
giá 4089/lô
ngày 8/4/2021
Mua hợp đồng
tương lai VN30
số VN30F2104
ngày 8/4/2021
giá 1252/lô
Đòn bẩy
1:200 (yêu cầu
ký quỹ 0.5%)
1:6 (yêu cầu
ký quỹ ~17%)
Tiền vốn
0.5%*4089=20.45$
(~470.000 VNĐ)
16.875%*1252
*100.000
=21.127.500₫
(Tuy nhiên do quy định
về thuế, phí giao dịch,
nhà đầu tư cần ký quỹ
lớn hơn giá trị
này để đảm bảo an toàn
tài khoản, khoảng 18%
~22.500.000)
Chốt lời khi đạt lãi
khoảng 200.000
trong ngày
200.000VNĐ
200.000 VNĐ
Thuế
0
0.1%*21.127.500
=21.127,5
Phí
0 (Không chịu phí
qua đêm,
do chốt trong ngày)
-Phí trả
Sở GDCK: 2.700đ
– Phí trả
VNDIRECT: 6.000đ
Tổng lợi nhuận thuần
200.000 VNĐ
170.172 VNĐ
Tỷ suất lợi luận
200.000/470.000
= 42.5%
170.172/21.127.500
=0.8%
% ảnh hướng
0%
0.14%/0.8%
=17.5%
Nhìn vào bảng tính minh họa về tỷ suất lợi nhuận và ảnh hưởng của thuế phí đến lợi nhuận thu về của nhà đầu tư, chúng ta có thể thấy rằng chỉ riêng việc giao dịch trong ngày thì thuế phí ở giao dịch phái sinh trong trước đã chiếm đến 17.5% lợi nhuận. Gánh nặng thuế phí sẽ còn cao hơn khi nhà đầu tư giao dịch qua ngày với việc trả phí cho VSD. Ví dụ với số vốn đầu tư tối thiểu (22.500.000VNĐ/tháng) chứng khoán phái sinh, bạn phải trả ít nhất 320.000VNĐ cho việc quản lý tài sản ký quỹ của VSD (tương đương 1.4%/tháng và 17%/năm).
Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất-biểu phí giao dịch chứng khoán
Để lựa chọn ra công ty môi giới chứng khoán giúp giảm chi phí trong giao dịch chứng khoán, chúng ta sẽ quan tâm đến việc phí giao dịch ở đâu là thấp nhất. Dưới đây mình sẽ liệt kê ra biểu phí ở 08 công ty môi giới có thị phần lớn nhất ở Việt Nam hiện nay để chúng ta cùng so sánh:
Phí giao dịch của các loại sản phẩm chứng khoán
Cty chứng khoán
Cổ phiếu
/Chứng chỉ quỹ
/Chứng quyền
/ETF
Trái phiếu
Phái sinh
(HĐTL/chỉ số )
Phí giao dịch VPS
0.15% – 0.3%
0.1%
+3700đ/HĐ
+2.550đ/HĐ
/TK/ngày
(phí giữ vị thế trả
cho VSD)
+0.1% giá trị
giao dịch khi
đóng vị thế
(thuế TNCN)
Phí giao dịch chứng khoán SSI
0.25% – 0.4%
0.05%-0.1%
7700đ/HĐ
+2.550đ/HĐ
/TK/ngày
(phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+0.1% giá trị
giao dịch khi
đóng vị thế
(thuế TNCN)
Phí giao dịch chứng khoán Vndirect
0.15% – 0.35%
0.02%-0.1%
+Từ 1 đến 99HĐ 8700/HĐ
+Từ 100 đến 299 HĐ:7700/HĐ+
Từ 300 HĐ trở lên: 6700/HĐ
+2.550đ/HĐ
/TK/ngày
(phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+0.1% giá trị
giao dịch khi
đóng vị thế
(thuế TNCN)
Phí giao dịch chứng khoán VCBS
0.18% – 0.35%
0.1%
– Trái phiếu niêm yết 1 triệu ₫/1 giao dịch
– Trái phiếu chưa niêm yết
+Từ 0-99 hợp
đồng: 6700đ/HĐ
+Từ 100 HĐ trở
lên: 5700đ/HĐ
+2.550đ/HĐ/TK
/ngày (phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+0.1% giá trị giao
dịch khi đóng vị thế (thuế TNCN)
Phí giao dịch Công ty TCBS
0.075%
-0.1%
0.15%
– Trái phiếu niêm yết 2 triệu/giá trị giao dịch
– Trái phiếu chưa niêm yết
Chưa áp dụng
Phí giao dịch chứng khoán Công ty FPTS
0.08%-0.15%
0.05%
<100 HĐ:5700đ
/HĐ100
~<300 HĐ:5200đ/HĐ300
~<500 HĐ: 4700đ/HĐ500
~<1000 HĐ:
4200đ/HĐ
>=1.000 HĐ:
3700đ/HĐ
+2.550đ/HĐ/TK
/ngày
(phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+ 0.1% giá trị
giao dịch khi đóng vị thế(thuế TNCN)
Phí giao dịch chứng khoán MBS
0.12 % – 0.35%
0.1%-Khánh hàng phổ thông
0.02%
-0.1%: Khách hàng
VIP
7700đ/HĐ
+ 2.550đ/HĐ/TK
/ngày
(phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+ 0.1% giá trị giao
dịch khi đóng
vị thế
(thuế TNCN)
Phí giao dịch Công ty HSC
0.15% – 0.35%
0.1%
6700đ/HĐ
+2.550đ/HĐ
/TK/ngày
(phí giữ vị thế
trả cho VSD)
+ 0.1% giá trị
giao dịch khi
đóng vị thế
(thuế TNCN)
Phí giao dịch cho hợp đồng tương lai chỉ số đã bao gồm phí trả cho sở giao dịch chứng khoán.
Chi tiết *
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty chứng khoán
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty VPS
Phí giao dịch
Áp dụng
Kênh TVĐT/tại quầy DVKH
0.3%
Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày
0.27%
Từ 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày
0.25%
Từ 300 đến dưới 500 triệu VNĐ/ngày
0.22%
Từ 500 đến dưới 1 tỷ VNĐ/ngày
0.2%
Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày
0.15%
Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày
Giao dịch trực tuyến
0.2%
Tất cả mức giá trị giao dịch
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty SSI
Giao dịch trực tuyến
0.25%
Tất cả mức giá trị giao dịch
Giao dịch qua kênh khác
0.4%
Dưới 50 triệu VND
0.35%
Từ 50 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ
0.3%
Từ 100 triệu VNĐ đến 500 triệu VNĐ
0.25%
Từ 500 triệu VNĐ trở lên
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty VNDIRECT
Gói dịch vụ cơ bản
0.15%
Tất cả mức giá trị giao dịch
Gói dịch vụ môi giới quản lý tài khoản
0.35%
Dưới 80 triệu đồng
0.3%
Từ 80 triệu đồng tới dưới 250 triệu đồng
0.25%
Từ 250 triệu đồng tới dưới 400 triệu đồng
0.2%
Từ 400 triệu đồng tới dưới 800 triệu đồng
0.15%
Từ 800 triệu đồng trở lên
Giao dịch qua tổng đài
0.3%
Tất cả mức giá trị giao dịch
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty VCBS
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm niêm yết
0.18%
Gói chủ động
0.2%
Gói tư vấn
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm chưa niêm yết
0.35%
Áp dụng chung cho 2 gói dịch vụ
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty TCBS
0.075%
Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial
0.1%
Tất cả các kênh và giá trị giao dịch
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty FPTS
0.15%
Dưới 200 triệu
0.14%
Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ VNĐ
0.13%
Từ 1 tỷ VNĐ đến dưới 3 tỷ VNĐ
0.12%
Từ 3 tỷ VNĐ đến dưới 5 tỷ VNĐ
0.11%
Từ 5 tỷ VNĐ đến dưới 10 tỷ VNĐ
0.10%
Từ 10 tỷ VNĐ đến dưới 15 tỷ VNĐ
0.09%
Từ 15 tỷ VNĐ đến dưới 20 tỷ VNĐ
0.08%
Từ 20 tỷ VNĐ trở lên
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty MBS
Giao dịch online
0.12%
Tất cả giao dịch
Dịch vụ có môi giới tư vấn
Online
Quầy/Môi giới/Contact24
Số tiền
0.15%
0.15%
1 tỷ VNĐ
0.15%
0.2%
700 triệu – 1 tỷ VNĐ
0.20%
0.25%
500 – 700 triệu VNĐ
0.25%
0.3%
300 – 500 triệu VNĐ
0.30%
0.325%
100 – 300 triệu VNĐ
0.30%
0.35%
<100 triệu VNĐ
Biểu phí giao dịch chứng khoán của Công ty HSC
Online
Chuyên viên môi giới
Số tiền
0.35%
0.20%
Dưới 100 triệu VNĐ
0.30%
0.20%
Từ 100 triệu đến dưới 300 triệu VNĐ
0.25%
0.20%
Từ 300 triệu đến 500 triệu VNĐ
0.20%
0.20%
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ VNĐ
0.15%
0.15%
Từ 1 tỷ VNĐ trở lên
Đây là bảng thuế phí giao dịch mình đã tổng hợp một cách rõ ràng và ngắn gọn nhất các phí môi giới thông dụng cho nhà đầu tư cá nhân để bạn đọc có thể tham khảo. Thực tế, các công ty môi giới còn chia nhỏ rất nhiều các thuế phí liên quan đến dịch vụ môi giới của họ như các phí tin nhắn SMS, phí chuyển nhượng cổ phiếu, phí ứng tiền bán, lãi suất vay ký quỹ đối với vay ký quỹ chứng khoán cơ sở…
Mặc dù theo thống kê ở trên, công ty môi giới TCBS có mức phí giao dịch thấp nhất (0.075% cho gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial) nhưng lại khó tiếp cận với nhiều nhà đầu tư. Mức phí môi giới không có quá nhiều khác biệt giữa các công ty chứng khoán và sẽ làm một con số không hề nhỏ đối với cả nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn.
Phí giao dịch chứng khoán VPS là cao hay thấp
Đối với một công ty chứng khoán được thành lập vào năm 2006, VPS đã trở thành là một trong những môi giới chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều công cụ hỗ trợ như VPS Smartone, SmartPro, SmartEasy…
Từ các biểu phí giao dịch chứng khoán trên đây, chúng ta có thể biết rằng địa vị và phí giao dịch VPS đều thuộc cấp 1 (Tương đối cao).
Tức là khi giao dịch trên nhà môi giới này, trader sẽ chịu phí giao dịch chứng khoán cao hơn so với các công ty ít nổi tiếng hơn.
Làm thế nào để chi phí giao dịch chứng khoán thấp hơn
Như bạn có thể thấy, các khoản phí giao dịch chứng khoán mà nhà đầu tư Việt Nam đang chịu khi giao dịch, mua bán chứng khoán hiện nay rất đa dạng. Dù mỗi khoản phí chỉ chiếm % hoặc con số nhỏ, nhưng khi cộng gộp, các khoản phí này rõ ràng đã có ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của nhà đầu tư.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu chi phí giao dịch chứng khoán? Dưới đây là một số mẹo dành cho nhà đầu tư:
Giao dịch càng nhiều, phí càng giảm
Với các nhà đầu tư đang giao dịch chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh Việt Nam, các công ty chứng khoán thường có khung phí giao dịch, dao động chênh nhau vài điểm % tùy theo giá trị giao dịch. Với các khách hàng có giá trị cộng dồn lịch sử giao dịch trong ngày càng cao, mức phí giao dịch được áp dụng càng thấp.
Chẳng hạn như tại công ty chứng khoán FPTS:
● Giao dịch dưới 200 triệu, phí giao dịch 0,15%.
● Giao dịch từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, phí giao dịch 0,14%…
● Giao dịch từ 20 tỷ đồng trở lên, phí giao dịch sẽ chỉ còn 0,08%.
Chọn giao dịch tại các công ty trẻ, mới phát triển
Thông thường, tại các công ty danh tiếng lớn, lịch sử hoạt động lâu năm trên thị trường thường có phí giao dịch cao hơn, vì mục tiêu của họ là hướng đến các khách hàng lớn, đã có lượng khách hàng ổn định không cần giảm phí để thu hút thêm khách hàng.
Trong khi đó, các công ty trẻ mới được cấp giấy phép thường xuyên có các chương trình giảm phí giao dịch, khuyến mãi, thậm chí là đưa mức phí giao dịch về mức cực thấp để tạo ấn tượng thu hút nhà đầu tư.
Giao dịch phái sinh, tận dụng đòn bẩy để tối ưu hóa lợi nhuận ròng từ dòng vốn đầu tư
Qua các ví dụ mình đã đưa ra ở phần 2, có thể thấy lợi thế của giao dịch phái sinh, đặc biệt là giao dịch phái sinh qua các sàn nước ngoài có ưu thế về hiệu suất vốn hơn cả (như ví dụ tại sàn Mitrade). Do đó, để giảm chi phí, bạn có thể khuếch đại lợi nhuận trên nguồn vốn đầu tư bằng cách dùng đòn bẩy. Đòn bẩy càng cao, khả năng khuếch đại lợi nhuận càng lớn, lợi nhuận ròng cao sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí giao dịch trên lợi nhuận. Sàn phái sinh nước ngoài cũng không chịu thuế thu nhập từ chứng khoán, do đó chi phí cũng giảm bớt 1 phần.
Tuy nhiên, hãy chú ý chọn mức đòn bẩy phù hợp, các sàn có mức đòn bẩy quá cao (1:500 ~ 1:999) thì đi kèm theo đó rủi ro về khả năng mất vốn cũng cao.
Để giảm một số chi phí như phí lưu ký VSD (chứng khoán phái sinh trong nước), phí qua đêm (chứng khoán phái sinh nước ngoài), bạn có thể thực hiện các giao dịch hoàn vốn nhanh trong ngày. Như vậy, sẽ không phát sinh các chi phí này.
Chọn sàn có chi phí giao dịch thả nổi
Với nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài, hãy chọn sàn chó chi phí spread thả nổi cạnh tranh, như vậy sẽ có những thời điểm chi phí spread dao động tùy theo thị trường, bạn có thể chọn vào lệnh ở thời điểm có chi phí thấp để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Kết luận
Đầu tư chứng khoán có thể trở thành một nguồn thu nhập cao cho bất cứ nhà đầu tư nào, tuy nhiên gánh nặng thuế phí đi kèm cùng với các rủi ro trong thị trường cũng có thể khiến họ không thể bảo toàn vốn đầu tư của mình. Để sinh lời số tiền mà mình bỏ ra thì người tham gia thị trường tài chính nên chọn cho mình các kênh đầu tư thích hợp cùng với việc chọn nơi đầu tư để giảm thiểu tối đa các khoản thuế phí làm thâm hụt lợi nhuận tạo ra.
Theo thống kê từ Báo đầu tư chứng khoán, thuế phí ở thị trường phái sinh Việt Nam đang khá cao so với các quốc gia cùng khu vực cũng như thế giới. Vậy tại sao nhà đầu tư Việt Nam vẫn đang oằn mình gánh những loại thuế phí này trong khi họ có thể lựa chọn những kênh đầu tư cũng như thị trường khác tốt hơn?
Một sự khác biệt thấy rõ trong ví dụ mình nêu ra ở trên chính là thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế với công ty môi giới uy tín Mitrade. Có phải đó là nỗi sợ bước chân ra khỏi vùng an toàn? Hay bạn không tự tin với những gì mình có thể làm được? Bằng cách sử dụng tài khoản Demo của Mitrade, nhà đầu tư có khả năng thực hành ở tất cả kênh đầu tư tài chính thông dụng hiện nay (chứng khoán, tiền ảo, forex, hàng hóa…).
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett khuyên rằng “Không nên bỏ hết trứng vào cùng một giỏ”. Việc thử nghiệm những kênh đầu tư khác nhau sẽ cho bạn những kinh nghiệm cùng khả năng nhận định thị trường tốt hơn trong quá trình đầu tư. Hãy trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm đầu tư để có thể tự tin trong bất cứ thị trường nào.
Nếu bạn sở hữu một lượng lớn bitcoin hoặc có ý định “ôm” bitcoin trong nhiều năm, hãy chọn ví lạnh vì tính an toàn, bảo mật, và độc lập của nó. Ngược lại, nếu bạn sở hữu ít tiền mã hóa hoặc giao dịch thường xuyên thì ví nóng là sự lựa chọn tốt hơn.
XEM THÊM:
🏷 Top 15 sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất Việt Nam gồm sàn chứng khoán trực tuyến
🏷 Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán online trên 10 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam
🏷 Mua cổ phiếu ở đâu và hướng dẫn cách mua cổ phiếu online qua 5 bước đơn giản
🏷 Đầu tư chứng khoán ra sao và TOP 6 cách chơi chứng khoán phổ biến năm 2021
🏷 Mua chứng khoán ở đâu? Top 10 APP chứng khoán và phần mềm chứng khoán để theo dõi và chơi chứng khoán trên điện thoại