sàn upcom

Hiểu về các thành phần tham gia thị trường chứng khoán là kiến thức cơ bản đối với tất cả nhà đầu tư. Một trong số đó là các sàn giao dịch chứng khoán, một thị trường mở cho những người tham gia mua bán các sản phẩm tài chính. Tại Việt Nam hiện nay có ba sàn giao dịch là HOSE, HNXUPCOM, trong đó sàn Upcom có số lượng công ty tham gia và giao dịch lớn nhất dù ra đời muộn nhất.

Vậy sàn Upcom là gì? Cách thức giao dịch thế nào? Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom ra sao? Là những câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết hôm nay.

Mục Lục

Tìm hiểu rõ về sàn Upcom

Sàn Upcom là gì? Bàng thông tin về sàn Upcom

Sàn chứng khoán UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết, được thành lập và vận hành bởi sở giao dịch chứng khoán lớn thứ hai tại Việt Nam là sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Bàng thông tin về sàn Upcom:

Năm thành lập

26 – 06 – 2009

Thành lập bởi

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Quy định

Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN)

Số lượng công ty

~ 903

Sản phẩm giao dịch

Cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam

Biên động giao động giá

+/- 15%

Ưu nhược điểm của sàn Upcom

Ưu điểm

🙂 Được vận hành và quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nên đảm bảo về tính minh bạch và pháp lý rõ ràng.

🙂 Thu hút được nhiều công ty đại chúng bởi các điều kiện tham gia không quá cao như sàn HNX và HOSE. Điều này đảm bảo cơ hội thu hút vốn đầu tư cũng như tiếp cận nhà đầu tư cho các công ty trong quá trình hoạt động sản xuất.

🙂 Việc thực hiện công bố thông tin đối với các công ty trên sàn Upcom được quy định theo sàn HNX đảm bảo tính công khai và đầy đủ.

🙂 Biên độ giao động lớn giúp ra tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.

🙂 Thời gian giao dịch khớp lệnh liên tục dài.

Nhược điểm

🙃 Thanh khoản thấp, dù hiện nay số lượng công ty niêm yết nhiều hơn sàn HOSE và HNX cộng lại nhưng lại có thanh khoán thấp nhất trong 3 sàn, thậm chí nhiều công ty không có thanh khoản trong nhiều phiên.

🙃 Mang tính đầu cơ cao vì biên độ giao động lớn và có nhiều cổ phiếu thị giá thấp nên được nhiều người tham gia lựa chọn lướt sóng tìm lợi nhuận, điều này tạo ra tính rủi ro lớn hơn.

🙃 Khó sàng lọc cổ phiếu đối với người mới tham gia thị trường bởi số lượng công ty tham gia quá lớn.

🙃 Nhận được ít sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn.

Điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn Upcom

Mục đích của việc thành lập sàn giao dịch Upcom là tạo điều kiện cho các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc bị hủy niêm yết trên sở giao dịch HNXHOSE có thể tham gia vào quá trình huy động vốn từ công chúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy điều kiện tham gia trên sàn Upcom khá đơn giản:

– Vốn điều lệ: 10 tỷ VNĐ tính trên sổ kế toán từ thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu.

– Tài chính: Lợi nhuận năm liền trước năm đăng ký giao dịch trên sàn Upcom phải dương và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký.

– Cổ đông: Hoạt động đăng ký giao dịch trên sàn Upcom và các phương án huy động, sử dụng vốn thu được phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông của công ty.

Ngoài ra, các công ty bị hủy niêm yết trên sàn HOSE và HNX có thể đăng ký giao dịch trên sàn Upcom. Do sự đơn giản và dễ dàng trong việc đăng ký niêm yết trên sàn Upcom, các công ty cũng nên lưu ý đến việc đảm bảo danh tiếng cho công ty của mình.

Nếu không nhận được sự đón nhận từ nhà đầu tư khiến thanh khoản thấp hoặc không có thanh khoản thì việc giao dịch trên sàn Upcom có thể không đáp ứng được mục đích huy động vốn của công ty mà còn tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh công ty.

Các công ty chậm trễ trong việc công bố thông tin theo quy định sẽ bị tạm dừng giao dịch hoặc hạn chế giao dịch. Nếu công ty không thực hiện bổ sung thông tin trong thời gian yêu cầu có thể dẫn đến việc không được tiếp tục hoạt động giao dịch trên sàn Upcom.

Giao dịch trên sàn Upcom như thế nào?

Để giao dịch trên sàn Upcom, đầu tiên người tham gia cần nắm được các quy định trong việc giao dịch tại sàn này.

Quy định giao dịch trên sàn Upcom

Các lưu ý trong thực hiện giao dịch: 

Nội dung

Mô tả

Thời gian giao dịch

Chi tiết tại mục 6 của bài viết

Nguyên tắc khớp lệnh

Thực hiện khớp lệnh khi có đối ứng giữa bên mua và bên bán


+ Ưu tiên về giá: Ưu tiên giá bán thấp hơn và giá mua cao hơn trong lệnh giao dịch.


+ Ưu tiên về thời gian: Với cùng mức giá đặt mua bán, thì lệnh đặt trước sẽ được ưu tiên khớp trước.

Khối lượng giao dịch

+ Giao dịch lô chẵn: hiện tại sàn Upcom sẽ thực hiện giao dịch lô chẵn 100 theo quy định từ UBCKNN.


+ Giao dịch lô lẻ: Việc thực hiện giao dịch lô lẻ từ 01 – 99 cổ phiếu sẽ được diễn ra khi có lệnh đặt đối ứng ở hai bên mua bán trong thời gian giao dịch quy định hoặc thực hiện các lệnh giao dịch thỏa thuận.


(Ngoài ra hiện nay một số công ty chứng khoán như VPS đang triển khai thực hiện giao dịch lô lẻ đến số thập phân bằng lệnh FS)

Biên độ giao động giá

Cổ phiếu

+ Biên độ giao động trong ngày đầu lên sàn có thể lên đến +/-40%

+ Biên độ giao động thông thường +/-15%

Trái phiếu:

+ Không quy định.

Giá tham chiếu

Được tính bằng bình quân gia quyền giá của các lệnh mua bán trong phiên khớp lệnh giao dịch liên tục của ngày liền trước.

Các loại lệnh giao dịch

+ Phiên khớp lệnh liên tục

 

– Lệnh LO (lệnh giới hạn): giá mua bán được  đặt trong giới hạn giá trần sàn và có hiệu lực trong thời gian giao dịch của sàn.


+ Phiên khớp lệnh thỏa thuận


– Giá mua bán sẽ được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán sau đó thông qua sàn môi giới thực hiện lệnh.

Sửa/hủy lệnh

+ Có thể thực hiện sửa và hủy lệnh đối với các phần giao dịch chưa khớp trong thời gian giao dịch quy định.

+ Lệnh giao dịch không được khớp sẽ tự động bị hủy sau giờ giao dịch kết thúc.

Thời gian mua bán

T+2, có nghĩa là sau 02 ngày kể từ ngày mua chứng khoán thì nhà đầu tư mới có thể thực hiện lệnh bán.

Thời gian trả tiền bán chứng khoán

T+1 hoặc T+2 tùy vào quy định của mỗi công ty môi giới, có nghĩa sau khi bán mã chứng khoán, nhà đầu tư cần đợi từ 1 ~ 2 ngày để tiền bán về tài khoản cho việc sử dụng thực hiện lệnh mua tiếp theo. Hoặc nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh ứng tiền bán với mức phí ứng theo công ty môi giới để sử dụng thực hiện lệnh mua ngay sau khi bán thành công.

Các bước giao dịch trên sàn Upcom

Để tiến hành giao dịch trên sàn Upcom, người tham gia cần thực hiện các bước sau: 

Các bước giao dịch trên sàn Upcom​

Chọn công ty môi giới

Hiện nay có rất nhiều các công ty môi giới để nhà đầu tư lựa chọn như Vndirect, SSI, HSC, VPS,… Các công ty môi giới chỉ được phép hoạt động khi có cấp phép hoạt động của UBCKNN và có quản lý chặt chẽ bởi các chính phủ nên nhà đầu tư có thể yên tâm về tính pháp lý. Sự khác biệt đến từ phí giao dịch và dịch vụ khách hàng. Các bảng phí đều được quy định rõ ràng tại các công ty môi giới này và không qua chênh lệch, giao động 0 ~ 0,35%.

Lưu ý: Hiện nay các công ty môi giới chứng khoán chưa cấp đòn bẩy tài chính cho các mã cổ phiếu tại sàn Upcom.

Bài viết liên quan: So sánh phí giao dịch chứng khoán của các môi giới chứng khoán

Mở tài khoản giao dịch

Các công ty môi giới hiện nay đều hỗ trợ dịch vụ mở tài khoản chứng khoán trực tuyến hoặc tại quầy giao dịch. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cách phù hợp nhất với mình mà vẫn đảm bảo tính an toàn và bảo mật.

Nạp tiền vào tài khoản

Các công ty môi giới không quy số tiền nạp tối thiểu. Nhà đầu tư lựa chọn để nạp số tiền tương ứng với số lượng và thị giá mã chứng khoán mà mình muốn giao dịch hoặc số vốn đầu tư mà mình có.

Ví dụ: Trader muốn mua 100 cổ phiếu mã AAS thị giá 17.000 VNĐ thì cần nạp tối thiểu 1.700.000 VNĐ + tiền phí giao dịch theo công ty mở tài khoản.

Bắt đầu giao dịch

Sàn Upcom là sàn giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam nên nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch một chiều: thực hiện lệnh mua khi kỳ vọng giá lên.

Ví dụ đặt lệnh: 

đặt lệnh giao dịch

Chọn loại lệnh, với mã ở Upcom chỉ có lệnh LO.

  • Ghi mã chứng khoán muốn giao dịch
  • Khối lượng (theo sức mua – giá trị vốn)
  • Giá muốn đặt mua (trong giới hạn giá từ giá sàn đến giá trần của ngày giao dịch).

Một trong những hạn chế đối với việc giao dịch thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam chính là thời gian giao dịch T+2 và hạn chế trong hỗ trợ đòn bẩy tài chính. Ngoài ra người Việt sống tại Việt Nam không được phép giao dịch chứng khoán cơ sở nước ngoài. Những điều này được khắc phục bởi các công ty môi giới CFD (hợp đồng chênh lệch) chứng khoán quốc tế. Một số những công ty phổ biến nhất tại Việt Nam như MiTrade, Fxpro, Exness

Phân loại và danh sách về các cổ phiếu trên sàn Upcom

Việc phân loại cổ phiếu cũng là một trong những yếu tố cơ bản giúp cho việc chọn lọc cổ phiếu giao dịch của người tham gia. Có nhiều cách phân loại cổ phiếu khác nhau trên sàn Upcom theo các tiêu chí khác nhau, có thể kể đến như:

– Phân loại theo nhóm ngành nghề kinh doanh.

– Phân loại theo vốn hóa thị trường.

– Phân loại tỷ suất tài chính…

Một trong những cách phân loại phổ biến nhất là theo nhóm ngành nghề kinh doanh. Vì mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thì có những nhóm ngành nghề sẽ hưởng lợi lớn hơn những ngành khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển và tăng giá cho cổ phiếu của những nhóm ngành này. Ngoài ra, việc tập trung vào các nhóm ngành mà nhà đầu tư hiểu rõ nhất sẽ tạo lợi thế trong việc đánh giá doanh nghiệp, xu hướng giá của các mã cổ phiếu…

Dưới đây là danh sách phân loại cổ phiếu sàn Upcom theo ngành nghề kinh doanh để bạn đọc tham khảo: 

Ngành nghề kinh doanh

Mã cổ phiếu

Xây dựng và Vật liệu

ADP, BHC, CT6, DID, MEG, PAS…

Dầu khí

BSR, OIL, MTS, PQN, TLP…

Bán lẻ

TOP, TH1, SID, CLX, KTC…

Dịch vụ tài chính

AAS, BMS, CSI, HAC, IPA, SBS…

Truyền thông

CAB, EPH, SAP, STH, VNB…

Tài nguyên cơ bản

ATG, CBI, GLC, KSV, TNS, TVN…

Ngân hàng

BVB, EVF, KLB, SGB, VBB…

Điện nước & xăng dầu khí đốt

AVC, DBW, GHC, HDW, HNA, HTU…

Hàng hóa & dịch vụ công nghiệp

AMS, CCR, EMS, MVN, PSN…

Bất động sản

C21, DLR, NTC, PFL, PXA, VCR…

Y tế

AGP, DVN, MKP, PBC, VET…

Viễn thông & Công nghệ thông tin

ABC, FOC, FOX, TTN, VGI, HIG…

Hóa chất

BRR, DDV, LTG, SBR, VNP…

Thực phẩm và đồ uống

HTM, VOC, IFS, QNS, MPC,…

Du lịch và giải trí

DSP, HGT, VTG, VTR, BTV…

Bảo hiểm

ABI, BLI…

Cổ phiếu tốt trên sàn Upcom

Mặc dù sàn Upcom là nơi giao dịch của rất nhiều công ty đại chúng chưa niêm yết với thanh toán chung của sàn thấp nhất so với hai sàn HOSE và HNX, nhưng vẫn có những mà cổ phiếu rất đáng quan tâm và có thể là cơ hội tốt cho việc đầu tư.

Cổ phiếu

Công ty

Mô tả

BSR

CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn

+ Vốn hóa: 54.878,84 tỷ VNĐ

+ Giá trung bình 10 phiên: 18.106 VNĐ

+ Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên: 7,5 triệu cổ

+ Hiệu suất 2021: 87,88 %

+ P/E: 11,02

Lợi thế của BSR chính là thuộc sở hữu nhà nước (92,5% thuộc về Tập đoàn dầu khí Việt Nam, hiện nay nó là nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và tiêu thu khoảng 40% sản lượng dầu khai thác nội địa.

Vì thuộc lĩnh vực năng lượng thiết yếu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên BSR không chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid mà có mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2021 mà hưởng lợi từ việc giá dầu thế giới liên tục tăng. Với thanh khoản lớn và tiềm năng trong phát triển tương lai. BSR là một mã cổ phiếu đáng chú ý của sàn Upcom.  

OIL

Tổng Công ty Dầu Việt Nam

+ Vốn hóa: 13.238,14 tỷ VNĐ

+ Giá trung bình 10 phiên: 12.970 VNĐ

+ Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên: 6 triệu cổ

+ Hiệu suất 2021: 73,08 %

+ P/E: 31,18

OIL cũng có đến 80% sở hữu thuộc về nhà nước (Tập đoàn dầu khí Việt Nam), chuyên hoạt động trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh sản phẩm dầu trong và ngoài nước. OIL và BSR là hai mã thuộc lĩnh vực dầu khí nhận được sự quan tâm lớn nhất tại sàn Upcom với thanh khoản lớn. OIL cũng sẽ hưởng lợi từ giá dầu tăng của thế giới cũng tiềm năng trong ngành nghề thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

SBS

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

+ Vốn hóa: 2.026,56 tỷ VNĐ

+ Giá trung bình 10 phiên: 15.840 VNĐ

+ Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên: 4,3 triệu cổ

+ Hiệu suất 2021: 200 %

+ P/E: 646,15

Mặc dù có P/E rất cao nhưng SBS lại đang là mã cổ phiếu cho thấy tiềm năng tăng trưởng và cơ hội đầu tư khi giá cổ phiếu ở mức thấp, thanh khoản lớn, hiệu suất cao. Ngành chứng khoán sẽ hưởng lợi trong tương lai khi thị trường chứng khoán đang thu hút được lượng lớn nhà đầu cũng như dòng tiền vào thị trường ngày càng cao.

TVN

Tổng Công ty Thép Việt Nam

+ Vốn hóa: 10.237,80 tỷ VNĐ

+ Giá trung bình 10 phiên15.160 VNĐ

+ Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên: 1,5 triệu cổ

+ Hiệu suất 2021: 113 %

+ P/E: 13,3

TVN có 93,93% cổ phần thuộc nhà nước, được thành lập năm 1995, chuyên kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm gang thép, khai thác quặng sắt và tham gia mảng xây dựng, lắp đặt cho các công trình luyện kinh, dân dụng. Với thanh khoản và hiệu suất cao, hưởng lợi từ giá thép tăng cao và ngành xây dựng, TVN sẽ là mã cổ phiếu tiềm năng để đầu tư trên sàn Upcom.

DVN

Tổng Công ty Dược Việt Nam

+ Vốn hóa: 6.825,60 tỷ VNĐ

+ Giá trung bình 10 phiên: 29.290 VNĐ

+ Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên: 1,5 triệu cổ

+ Hiệu suất 2021: 67,05 %

+ P/E: 31,49

DVN thành lập năm 1971 chuyên về kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế, dược phẩm và nghiên cứu khoa học công nghệ dược phẩm. Ngoài ra, DVN còn đầu tư và doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam trong ngành dược. Hưởng lợi trong lĩnh vực y tế hiện nay, DVN là một mã cổ phiếu không thể bỏ qua đối với nhà đầu tư trên sàn Upcom.

Trên đây là 05 mã cổ phiếu có thanh khoản tốt và ổn định nhất trên sàn giao dịch Upcom với hiệu suất cao cùng tiềm năng tăng trường trong tương lai. Nhà đầu tư có thể tham gia với việc phân bổ nguồn vốn hợp lý của mình với việc xác định vị thế đầu tư ngắn hạn hay dài hạn để đảm bảo lợi nhuận.

Thời gian giao dịch sàn Upcom

Thời gian giao dịch của sàn Upcom được quy định như sau:

Ngày giao dịch

Thứ Hai – Thứ Sáu

Phiên

Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Phiên sáng

Khớp lệnh liên tục

9:00 – 11:30

Giao dịch thỏa thuận

9:00 – 11:30

Nghỉ giữa phiên

11:30 – 13:00

Phiên chiều

Khớp lệnh liên tục

13:00 – 15;00

Giao dịch thỏa thuận

13:00 – 15:00

Sàn Upcom sẽ nghỉ giao dịch vào các ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ Nhật) và các ngày lễ theo quy định của nhà nước như: Tết nguyên đán, Quốc khánh (2/9), Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) … Các ngày nghỉ giao dịch này sẽ được thông báo trước cho người tham gia thị trường bởi các công ty môi giới chứng khoán.

Cách xem bảng giá chứng khoán Upcom

Tất cả các công ty môi giới chứng khoán đều có bảng giá điện tử, nhà đầu tư có thể truy cập vào các bảng giá sàn Upcom thông qua các bảng điện tử này. Hiện nay có những công ty chứng khoán sẽ hiển thị cả bảng giá lô chẵn và lô lẻ riêng cho sàn Upcom. Nhưng các thông số trên bảng giá chứng khoán sẽ giống nhau, chỉ cần hiểu các thông số này thì nhà đầu tư có thể xem bảng giá điện tử tại tất cả các công ty môi giới. 

Giao diện bảng giá chứng khoán Upcom

Giao diện bảng giá chứng khoán Upcom

Thông số cần lưu ý trên bảng giá Upcom

Các thông số cần lưu ý: Chúng ta sẽ đi lần lượt từ trái qua phải

Thông số

Mô tả

CK – Mã chứng khoán

Hiển thị mã của các cổ phiếu đăng ký giao dịch tại sàn Upcom

Trần

Hiển thị giá trần – giá cao nhất trong phiên giao dịch một ngày

Sàn

Hiển thị giá sàn – giá thấp nhất trong phiên giao dịch một ngày

Tham chiếu

Hiển thị giá tham chiếu – giá bình quân gia quyền giao dịch ngày hôm trước

Khu vực dư mua

Gồm có 3 cột giá và khối lượng tương ứng (Giá 1-KL1, Giá 2-KL2, Giá 3-KL3) là các mức giá cao nhất được đặt mua trong phiên.

Khu vực dư bán

Gồm có 3 cột giá và khối lượng tương ứng (Giá 1-KL1, Giá 2-KL2, Giá 3-KL3) là các mức giá thấp nhất được đặt bán trong phiên.

Khu vực khớp lệnh

Hiển thị khối lượng, giá khớp lệnh liên tục theo thời gian trong phiên, cùng với mức thay đổi về giá khớp lệnh so với giá tham chiếu.

Cao – Thấp – Trung Bình

Thể hiện giá cao nhất, thấp nhất, và giá trung bình giao dịch trong phiên.

KL mua – KL bán

Tổng khối lượng mua và bán đã khớp lệnh trong phiên

NN mua – NN bán

Khối lượng mà nhà đầu tư khối ngoại mua bán trong phiên

Room

Khối lượng cổ phiếu còn lại để khối ngoại có thể mua trong phiên.

Đối với bảng giá lô lẻ, cũng tương tự như bảng lô chẵn, nhưng nếu trader muốn giao dịch lô lẻ (1 – 99 cổ phiếu) thì cần lưu ý về lệnh đối ứng ở bên mua và bên bán, vì lượng giao dịch lô lẻ rất ít, nên nếu không có lệnh đối ứng sẽ không thể nào khớp lệnh.

So sánh sàn Upcom, sàn OTC và sàn HNX, HOSE

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều sàn giao dịch mà nhà đầu tư có thể gia hoạt động mua bán cổ phiếu của các công ty từ chưa niêm yết đến đã niêm yết. Tuy nhiên, việc hiểu được sự khác biệt giữa các sàn là cần thiết cho người tham gia ra quyết định mua bán cũng như phân bổ nguồn vốn hợp lý.

sàn Upcom, sàn OTC và sàn HNX, HOSE

Nội dung

OTC

UPCOM

HNX&HOSE

Quản lý

Không

Bởi UBCKNN

Bởi UBCKNN

Giao dịch

Giao dịch thông qua những công ty môi giới hoặc tìm kiếm thông tin tại các diễn đàn, nội bộ doanh nghiệp

Giao dịch trực tuyến trên sàn điện tử

Giao dịch trực tuyến trên sàn điện tử

Khối lượng giao dịch

Thường khối lượng giao dịch một lần khá cao khoảng trên 10.000 cổ phiếu/lần giao dịch

Khối lượng theo quy định và do trader quyết định từ 1 cổ phiếu trở lên

Khối lượng theo quy định và do trader quyết định từ 1 cổ phiếu trở lên

Giá giao dịch cổ phiếu

Là thỏa thuận giữa người mua và người bán

Được xác lập theo quy luật cung cầu trên sàn giao dịch

Được xác lập theo quy luật cung cầu trên sàn giao dịch

Rủi ro

Rủi ro cao, do thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng và hệ thống định giá cổ phiếu minh bạch, công khai.

Rủi ro thấp hơn so với sàn OTC nhưng cũng khá cao do có quá nhiều mã cổ phiếu với thị giá và thanh khoản thấp, tạo xu hướng đầu cơ cao

Rủi ro thấp nhất so với sàn OTC và Upcom do những quy định nghiêm ngặt về điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết. Đồng thời biên độ dao động giá của hai sàn thấp.

Lợi nhuận

Thường sẽ có lợi nhuận rất cao nếu công ty niêm yết thành công với mức giá cao.

Có thể thấp hơn sàn OTC và cao hơn sàn HNX và HOSE do biên độ giá cao hơn.

Lợi nhuận có thể thấp hơn OTC và Upcom nhưng thường ổn định hơn với những mã cổ phiếu có tiềm năng và cơ bản tốt.

Như vậy, đối với những người mới tham gia thị trường, việc tham gia vào thị trường OTC thường không được khuyến khích vì quá rủi ro. Việc tham gia vào sàn Upcom, HNX và HOSE nhà đầu tư nên tìm kiểu kỹ mã cổ phiếu mình muốn giao dịch đồng thời phân bổ nguồn vốn hợp lý để tránh những rủi ro thua lỗ lớn.

Kết luận

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về sàn giao dịch Upcom và cách thức giao dịch tại đây. Với tính đầu tư cao tại sàn Upcom, người tham gia nhất định phải biết cách quản trị rủi ro và cẩn trọng trong việc lựa chọn mã cổ phiếu, đồng thời phân bổ vốn hợp lý.  

Với những người thích đầu cơ chứng khoán ngắn hạn, cũng có thể tham khảo thị trường CFD với những mã cổ phiếu và chỉ số chứng khoán quốc tế nổi tiếng như Apple, Amazon, Google… tại các công ty môi giới chứng khoán CFD quốc tế. Có thể thực hành giao dịch miễn phí với tài khoản Demo có sẵn 50.000 USD tiền ảo tại Mitrade.  

Rate this post
Bản chất copy trade là gì? Cách chơi copy trade trên các sàn copy trade uy tín
VN Index là gì? Ý nghĩa, hiệu suất, cổ phiếu, sàn chứng khoán của Chỉ số VNindex