giờ giao dịch chứng khoán

Chọn thời điểm ra quyết định mua bán cổ phiếu, chỉ số là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Không phải bất cứ khi nào giao dịch cũng đem lại cho bạn lợi nhuận mong muốn. Việc nhìn bảng điện cả ngày có thể dẫn đến cho bạn những quyết định sai lầm hơn là thành công.

Vậy bạn đã nắm rõ giờ giao dịch chứng khoán chưa? Và khi nào thì bạn nên giao dịch? Trong bài viết này mình sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời nhé.

Mục Lục

Thời gian giao dịch chứng khoán trong tuần và trong ngày

Tại Việt Nam có hai loại giao dịch chứng khoán là chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh ở ba sàn giao dịch chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM. Thời gian giao dịch ở tất cả công ty môi giới chứng khoán Việt Nam thực hiện theo giờ giao dịch chứng khoán tại ba sàn này.

Chứng khoán cơ sở gồm có: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF và trái phiếu. Chứng khoán phái sinh gồm có: Hợp đồng chỉ số VN30 và trái phiếu chính phủ (TPCP).

Thời gian giao dịch chứng khoán trong tuần

Cùng xem thời gian giao dịch chứng khoán trong tuần: thứ 7 có giao dịch chứng khoán không?

+ Từ thứ Hai đến thứ Sáu  

+ Không giao dịch thứ Bảy và Chủ nhật. và các ngày lễ theo quy định nhà nước.

Thời gian giao dịch chứng khoán trong ngày

Giờ giao dịch chứng khoán trong ngày cụ thể như sau:

Giờ giao dịch cổ phiếu của HOSE, HNX, UPCOME

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF và chứng chỉ quỹ đóng

Thời gian

9:00-9:15

9:15-11:30

11:30-13:00

13:00-14:30

14:30-14:45

14:45-15:00

HOSE

+ Khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO)

(Lệnh ATO, LO)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh liên tục

(Lệnh LO, MP)

+ Khớp lệnh thỏa thuận


Nghỉ giữa phiên

+ Khớp lệnh liên tục

(Lệnh LO, MP)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC)

(Lệnh LO, ATC)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh thỏa thuận

HNX

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO, MTL, MCK, MOK)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO, MTL, MCK, MOK)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC)

(Lệnh LO, ATC)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh sau giờ (Lệnh PLO)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

UPCOM

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

Giờ giao dịch trái phiếu của HOSE, HNX, UPCOME

Trái phiếu: Bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Thời gian

9:00-11:30

11:30-13:00

13:00-15:00

HOSE, HNX, UPCOM

Giao dịch thỏa thuận

Nghỉ giữa phiên

Giao dịch thỏa thuận

Giờ giao dịch Phái sinh VN của HOSE, HNX, UPCOME

Phái sinh: Hợp đồng chỉ số VN30 và hợp đồng TPCP

Thời gian

8:45-9:00

9:00-11:30

11:30-13:00

14:30-14:30

14:30-14:45

HOSE, HNX

+ Khớp lệnh mở cửa (Lệnh ATO, LO)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO, MTL, MOK, MAK)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

Nghỉ giữa phiên

+ Khớp lệnh liên tục (Lệnh LO, MTL, MOK, MAK)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

+ Khớp lệnh định kỳ đóng cửa (Lệnh LO, ATC)

+ Khớp lệnh thỏa thuận

Giờ giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế

Pháp luật Việt Nam không cho phép công dân sống tại Việt Nam đầu tư chứng khoán cơ sở nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia chứng khoán phái sinh quốc tế, phổ biến nhất là giao dịch chứng khoán phái sinh với cổ phiếu Mỹ và các chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường có tính thanh khoản cao và vốn hóa lớn. Để tham gia thị trường này, bạn chỉ cần mở tài khoản trực tuyến với các sàn giao dịch quốc tế được cấp phép ví dụ như MiTrade, XM, FBS

Sàn môi giới MiTrade là một trong những cái tên được các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây bởi sự uy tín cũng như chính sách thuế phí hợp lý.

Thời gian giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế thường sớm hơn so với thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở. Dưới đây mình sẽ chi tiết thời gian giao dịch chứng khoán phái sinh tại MiTrade để bạn đọc tham khảo: 

Sản phẩm giao dịch

Thời gian (giờ Việt Nam): Thứ Hai – Thứ Bảy

Cổ phiếu Mỹ (Amazon, Google, Twitter…)

20:35 – 3:00

Chỉ số 

FR40

13:00 – 3:00

EU50

13:00 – 3:00

JPN225

5:00 – 4:00

ES35

14:00 – 1:00

GER30

5:05 – 7:00

NAS100

5:00 – 3:15

AUS200

6:50 – 13:30

SPX500

5:00 – 3:15

US30

5:00 – 3:15

UK100

5:05 – 3:15

HK50

8:15 – 11:00

Các lệnh trong chứng khoán và thời gian đặt lệnh

Hiện nay có hai loại lệnh mà các công ty môi giới cung cấp cho người sử dụng để giao dịch là lệnh thường và lệnh điều kiện. Thời gian lệnh có hiệu lực sẽ tương ứng với thời điểm đặt lệnh, loại lệnh và theo quy định mỗi công ty chứng khoán mà nhà đầu tư mở tài khoản:

Giờ đặt lệnh Chứng khoán cơ sở Việt Nam

Lệnh

Mô tả

Thời gian đặt lệnh

Lệnh thường 

ATO

Lệnh mua bán cổ phiếu vào giờ mở phiên (HOSE).

+ Đặt trong giờ giao dịch: Các lệnh tương ứng như liệt kê phía trên nếu nhà đầu tư đặt lệnh thì sẽ có hiệu lực trong phiên giao dịch và bị hủy khi hết phiên.

+ Đặt ngoài giờ giao dịch: Các công ty môi giới sẽ nhận lệnh và gửi lệnh vào sở khi mở phiên nếu lệnh đủ điều kiện giao dịch (sức mua, giá đặt lệnh, số lượng cổ phiếu).

ATC

Lệnh mua bán cổ phiếu vào giờ đóng phiên (HOSE, HNX)

LO

Lệnh giới hạn mua bán theo mức giá mong muốn của nhà đầu tư

MTL, MCK, MOK

Lệnh mua bán cổ phiếu tại giá mua cao nhất/bán thấp nhất trên thị trường (HNX)

PLO

Lệnh mua bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa ở sàn HNX sau giờ giao dịch.

Lệnh điều kiện

Lệnh xu hướng

Lệnh đặt mua/bán với mức giá tối ưu của thị trường (bán vùng đỉnh theo xu hướng tăng, mua vùng đáy khi xu hướng giảm)

+ Nhà đầu tư có thể đặt 24/7

+ Khi lệnh được kích hoạt trong phiên theo điều kiện đặt lệnh thì lệnh sẽ có hiệu lực trong phiên và bị hủy khi hết phiên.

+ Nếu lệnh không được kích hoạt trong phiên giao dịch thì sẽ duy trì hiệu lực trong khoảng thời gian nhà đầu tư thiết lập.

Lưu ý: Các sàn giao dịch quy định về thời gian hiệu lực cho lệnh điều kiện. Ví dụ công ty SSI yêu cầu đặt lệnh trước 8:30 sáng thì lệnh mới có hiệu lực trong ngày giao dịch đó, còn lại sẽ tính cho ngày giao dịch tiếp giao. Công ty Vndirect thì cho phép đặt lệnh điều kiện trước giờ mở cửa là 9:00 sáng.

Lệnh cắt lỗ/chốt lời

Lệnh đặt một mức giá xác định trước khi giá giảm dẫn đến thua lỗ theo nguyên tắc quản trị rủi ro của mỗi nhà đầu tư hoặc khi giá tăng đạt mức kỳ vọng của nhà đầu tư

Lệnh tranh mua/bán

Lệnh đặt mua với mức giá trần, bán với mức giá sàn để có khả năng khớp lệnh lớn nhất.

các lệnh chứng khoánđiều kiện đặt lệnh

Giờ đặt lệnh Chứng khoán phái sinh Việt Nam

Lệnh

Mô tả

Thời gian

Lệnh chờ (ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL)

Tương tự như đối với chứng khoán cơ sở

Tương tự chứng khoán cơ sở

Lệnh điều kiện 

Lệnh dừng (Cắt lỗ, chốt lời)

Lệnh thiết lập sau khi đặt lệnh mua/bán, xác định mức giá để cắt lỗ khi giá đi ngược xu hướng dự đoán hoặc chốt lời khi đạt kỳ vọng lợi nhuận

Có thể đặt lệnh 24/7. Hệ thống công ty chứng khoán sẽ ghi nhận lệnh và gửi vào sở giao dịch khi sở giao dịch mở cửa.

 

Lệnh thời gian (Time-up, time-down)

Lệnh chờ mua/bán theo mức giá đã xác định trước. Lệnh kích hoạt khi giá trị trường đạt tới mức đã thiết lập.

Lệnh OCO

Lệnh được đặt cùng với một vị thế mua/bán đã mở. OCO là kết hợp giữa lệnh cắt lỗ và chốt lời với mục tiêu giá kỳ vọng.

Các loại lệnh và thời gian đặt lệnh chứng khoán phái sinh quốc tế

Lệnh

Mô tả

Thời gian đặt lệnh

Lệnh thị trường

Lệnh đặt mua bán theo giá hiện tại của thị trường

Đặt lệnh trong giờ giao dịch

Lệnh giới hạn

Lệnh mua/bán theo mức giá kỳ vọng của nhà đầu tư

Đặt lệnh 24/7 và sẽ được ghi nhận bởi công ty môi giới, lệnh sẽ được kích hoạt theo điều kiện đặt lệnh khi vào giờ giao dịch

Lệnh cắt lỗ/chốt lời

Lệnh đặt sau khi đặt giá mua/bán nhằm quản lý rủi ro khi giá đi ngược xu hướng (cắt lỗ), hoặc chốt lời khi đạt kỳ vọng lợi nhuận

Lệnh dừng lỗ dưới

Công cụ quản lý rủi ro hiệu quả giúp tối đa hóa lợi nhuận, tự động thay đổi mức giá cắt lỗ theo xu hướng có lợi cho nhà đầu tư.

lệnh mua bán thị trường

Thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán

Thời gian thanh toán chứng khoán Việt Nam VS Phái sinh Quốc tế

Sản phẩm giao dịch   

Thời gian thanh toán

Chứng khoán cơ sở

+ Cổ phiếu chứng chỉ quỹ đóng và chứng chỉ quỹ ETF

T +2

+ Trái phiếu

T+1

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

+ Hợp đồng chỉ số VN30, TPCP

T+0

Chứng khoán phái sinh quốc tế

+Chỉ số S&P 500, Cổ phiếu Apple, Tesla v.v.

T+0

–  Đối với việc mua bán chứng khoán cơ sở Việt Nam, nhà đầu tư phải đợi cổ phiếu về mới có thể bán cổ phiếu và sau khi bán cổ phiếu phải đợi tiền về tài khoản để có thể sử dụng cho giao dịch tiếp theo. Nếu nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán chứng khoán trong ngày, thì phải chịu mức phí ứng tiền theo quy định của từng công ty chứng khoán. Ví dụ với SSI là 0.037%/giá trị ứng tiền, Vndirect là 0.05%/ngày. (Xem thêm phí giao dịch chứng khoán)

– Ngày thanh toán sẽ tính theo ngày làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu. Các ngày cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật hay các ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước sẽ không được tính vào khoảng thời gian T+2 hay T+1.

* Thời gian thanh toán chứng khoán phái sinh quốc tế là T+0. Tiền lãi/lỗ sẽ được hạch toán ngay sau khi nhà đầu tư đóng vị thế giao dịch và cộng/trừ vào tài sản ròng. 

Ưu nhược điểm của thời gian thanh toán chứng khoán

Ưu điểm của thời gian giao dịch chứng khoán T+0:

Tạo tính thanh khoản cho thị trường, thúc đẩy nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Không lo về biến động giá trong khoảng thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản.

Có khả năng đảo danh mục đầu tư liên tục trong ngày.

Nhược điểm của giờ giao dịch chứng khoán T+2, T+1:

Nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro biến động thị trường khi chờ cổ phiếu về tài khoản.

Chịu các chi phí ứng tiền khi muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu trong ngày.

Chịu lãi suất tiền vay khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong khoản thời gian chờ thanh toán.

 

Khó có khả năng đảo danh mục đầu tư với những người có số vốn ít. 

Tất nhiên bất cứ là giờ giao dịch T+0, T+1, T+2 đều có ưu nhược điểm riêng, mặc dù T+2 không linh hoạt như T+0, nhưng giao dịch T+2 giúp tạo ra các khoảng trống thời gian cho những người điều hành thị trường chứng khoán xử lý các sự cố có thể xảy ra với khối lượng lệnh giao dịch quá lớn trên thị trường. Việc này giúp cho hệ thống được vận hành trơn tru hơn.

Tóm lại T+0 là một lựa chọn tối ưu cho những người muốn tạo lợi nhuận nhanh và có khả năng phân tích xu hướng giá tốt.

Vậy, lựa chọn hình thức giao dịch nào là hợp lý đối với quỹ thời gian của bạn? Phần tiếp theo mình sẽ đưa ra các gợi ý về các khung thời gian giao dịch chứng khoán để bạn đọc có thể tham khảo xây dựng kế hoạch cho mình. 

Kế hoạch sắp xếp thời gian giao dịch chứng khoán của bạn

Không phải tất cả những người tham gia thị trường chứng khoán đều có thể theo dõi bảng giá toàn thời gian giao dịch vì vậy việc tìm ra thời điểm điểm giao dịch thích hợp rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có công việc chính và đầu tư vào thị trường chứng khoán để tăng thêm thu nhập.

Ngoài ra, sẽ không có một công thức cố định nào cho việc chọn đúng thời gian giao dịch chứng khoán. Các khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo. Một ví dụ điển hình từ cuối năm 2020 đến nay, sàn giao dịch lớn nhất Việt Nam HOSE gặp sự cố về việc xử lý số lượng lệnh tăng đột biến của nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng nghẽn hệ thống.

Thời gian giao dịch chứng khoán của sàn HOSE trong khoản thời gian này thường chỉ diễn ra vào phiên sáng và đầu giờ chiều. Dự kiến đến cuối năm 2021 mới có thể giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề lâu dài, nên mình sẽ chia sẻ quan điểm từ nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm về thời điểm giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam:

👩‍🎓 Thời gian đầu giờ phiên sáng (khoảng 9:00-10:00 hoặc đến 11:00) là khoảng thời gian biến động giá mạnh, đặc biệt là sau giờ mở cửa. Thời gian này có thể thích hợp hơn với các nhà đầu tư dài hạn, do việc nắm giữ cổ phiếu lâu dài nên giao động giá trong một phiên có thể ít ảnh hưởng tới họ.

👩‍🎓 Sau 11:00: Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm khuyên mua vào thời gian này vì mức giá có thể ổn định hơn, người tham gia cũng có thể xem xét được các cung cầu tác động lên thị trường để đưa ra phán đoán về xu hướng thị trường.

👩‍🎓 Đầu giờ phiên chiều: Sau thời gian nghỉ giữa phiên, giá cũng có thể biến động mạnh. Các nhà đầu tư nên quan sát nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định mua/bán.

👩‍🎓 Sau 14:15:  Thời gian này có điểm tương đồng với thời gian cuối phiên sáng, giá ổn định hơn, các yếu tố thị trường đã thể hiện rõ nét. Có thể thích hợp cho các nhà đầu tư mở vị thế giao dịch.

* Chứng khoán phái sinh:

 Đối với chứng khoán phái sinh, giao dịch diễn ra theo cả hai chiều, mua khi dự đoán giá tăng và bán khi dự đoán giá giảm, biên độ giao động giá không có giới hạn nên nhà đầu tư có thể mở vị thế bất cứ lúc nào nếu có khả năng phân tích xu hướng thay đổi giá tốt.

Một ưu điểm của chứng khoán phái sinh quốc tế đó là thời gian giao dịch dài và nhiều khoảng thời gian không trùng với thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở và phái sinh Việt Nam. Người tham gia có thể tham gia đồng thời cả hai thị trường mà không lo về việc bị lỡ cơ hội.

  • Lưu ý: Nhà đầu tư nên dành thời gian theo dõi biểu đồ giá các vị thế  giao dịch trong danh mục giữ qua ngày của mình vào các thời điểm bắt đầu mở phiên giao dịch. Điều này giúp nhà đầu tư có những hành động hợp lý khi có những khoảng trống giá (Gap) xảy ra. 

Thời gian giao dịch chứng khoán trong năm-Lịch nghỉ lễ

Ngoài ngày nghỉ giao dịch cuối tuần thì các ngày lễ, Tết trong năm cũng sẽ không diễn ra giao dịch, các nhà đầu tư cần lưu ý điều này, đặc biệt dịp nghỉ lễ dài ngày sẽ có tác động đến việc những người tham gia. Các dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, hay Giáng Sinh ở nước ngoài, nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời cổ phiếu vì cần sử dụng tiền mặt hoặc lo sợ biến động trong thời gian nghỉ lễ.

Các ngày nghỉ lễ ở Việt Nam:

·   Tết dương lịch (01/01)

·   Tết nguyên đán (thường nghỉ lễ khoảng 07 ngày và thay đổi theo năm)

·   Ngày giỗ tổ Hùng Vương (nghỉ 01 ngày nếu không trùng vào ngày cuối tuần, 10/3 Âm lịch)

·   Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

·   Ngày Quốc tế lao động 1/5

·   Ngày Quốc khánh 2/9

Đối với chứng khoán nước ngoài, các ngày nghỉ lễ cũng sẽ nghỉ giao dịch, dưới đây là các ngày lễ ở Mỹ:

·   Giáng sinh

·   Ngày năm mới 01/01

·   Ngày Martin Luther King Jr (ngày thứ Hai tuần thứ ba của tháng 01)

·   Ngày tổng thống (Thứ hai tuần thứ ba của tháng 02)

·   Ngày lễ độc lập (04/07)

·   Ngày thứ Sáu tốt lành (Thứ Sáu trước ngày lễ phục sinh)

·   Ngày lễ kỷ niệm (Thứ Hai cuối cùng của tháng 05)

·   Ngày lễ lao động (Thứ Hai đầu tiên tháng 09)

·   Ngày lễ Tạ ơn

Kết luận

Tham gia thị trường chứng khoán cơ sở hay phái sinh đều cần phải nắm rõ thời gian giao dịch và sắp xếp thời gian hợp lý để có thể cân bằng với các công việc cá nhân khác của bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết cho việc quản lý thời gian đầu tư của mình.

Rate this post
Chứng khoán phái sinh là gì? 5 cách chơi chứng khoán phái sinh và Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh
Cách mua cổ phiếu nước ngoài ra sao? Hướng dẫn cách chơi chứng khoán Mỹ và quốc tế tại Việt Nam