usd index

USD là đồng tiền mạnh nhất hiện nay khi được sử dụng làm tiền tệ lưu trữ của thế giới và cũng là phương tiện trao đổi nhiều nhất trên thị trường ngoại hối. Chính vì vậy những thay đổi về giá trị sức mạnh của USD có tác động đến tài chính và kinh tế toàn cầu.

Chỉ số USD được sử dụng để đánh giá những thay đổi sức mạnh đồng USD. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và cách sử dụng chỉ số USD Index.

Mục Lục

USD Index (DXY) là gì?

USD Index (hay DXY) là chỉ số được sử dụng để đo lường giá trị đồng USD trong rổ tiền tệ gồm 06 loại tiền phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối và cũng là đối tác thương mại lớn của Mỹ.

 Ý nghĩa của USD Index:

  • Giúp cho nhà đầu tư và trader đánh giá được sức mạnh của đồng USD so với các loại tiền tệ khác trong rổ chỉ số USD.
  • Nhà đầu tư còn sử dụng USD Index cho việc đánh giá hiệu suất kinh tế Mỹ, đặc biệt liên quan đến xuất nhập khẩu. Khi càng có nhiều hàng hoá Mỹ được xuất khẩu thì nhu cầu đối với đồng USD càng tăng dẫn đến chỉ số tăng.
  • Thay đổi của USD Index cũng giúp cho việc trader và nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Diễn biến chỉ số USD Dollar Index trong năm 2022

Ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022, chỉ số đóng cửa ở mức 95,8 điểm. Sau đó giảm nhẹ trong hai tuần đầu về mức 94,4 ngày 13/01. 

Biểu đồ chỉ số USD
Biểu đồ chỉ số USD Index năm 2022 (Nguồn: Mitrade)

Từ biểu đồ có thể thấy rõ ràng xu hướng tăng đang là xu hướng chủ đạo trong năm 2022. Kể từ đầu tháng 2/2022, khi kế hoạch về việc tăng lãi suất của Mỹ được xem xét, chỉ số USD Index bắt đầu tăng dần đều với biên độ hẹp trong phiên. Chỉ số lên mức ~99 điểm vào ngày 7/3/2022 (tăng khoảng 3%) và chững lại trước khi có công bố chính thức về đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed vào ngày 16/3/2022 ở mức 0,25 điểm %.

Trong khi Châu Âu và Nhật Bản (hai quốc gia có tỷ trọng cao nhất trong rổ tiền tệ USD Index) vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế thì chỉ số USD càng tăng mạnh. Đến ngày 22/4, chỉ số vượt mốc 100 điểm và tăng lên mức 104,7 điểm vào ngày 12/5/2022 với sự thúc đẩy từ đợt tăng lãi suất thứ 2 của Fed vào ngày 4/5 trước đó. Sau đó USD Index điều chỉnh giảm 2 tuần cuối tháng 5 về mức 101,2 điểm trước khi tiếp tục đà tăng.

Với 02 đợt tăng lãi suất mạnh của Fed vào tháng 27/7 và 22/9, chỉ số USD Index đã lập đỉnh mới ở mốc 114 điểm vào ngày 27/9.

Xu hướng tăng của USD Index vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà Fed vẫn lên kế hoạch tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiềm chế. 

Ngày 15/9/2022, nhà chiến lược Francesco Peosole tại ngân hàng ING Group cho rằng chỉ số USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 và Quý I/2023 vì dự báo lãi suất của Fed có thể lên mức 4,5% trong QI/2023.

Nhóm quản lý tài sản tại Citibank cho rằng USD Index có thể sẽ duy trì mức điểm hiện tại trong năm 2022 khi các rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ đang hình thành.

Các nhà phân tích tại ngân hàng HSBC thì cho rằng USD Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi chính sách tăng lãi suất của Fed đang hỗ trợ cho sức mạnh đồng USD trong ngắn và trung hạn.

Cách tính DXY và rổ tiền tệ của chỉ số Đô la Mỹ

Chỉ số DXY gồm 06 loại tiền tệ.

Tiền tệ

Tỷ trọng

Euro (EUR)

57,6%

Yên Nhật (JPY)

13,6%

Bảng Anh (GBP)

11,9%

Đô Canada (CAD)

9,1%

Krona Thuỵ Điển (SEK)

4,2%

Franc Thuỵ Sĩ (CHF)

3,6%

Euro chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ tiền tệ tính chỉ số USD vì nó đại diện cho 19 quốc gia trong khu vực Châu Âu (Eurozone) và cũng là loại tiền tệ lớn thứ 2 trên thế giới.

Chỉ số USD Index chỉ thay đổi rổ tiền tệ 01 lần duy nhất cho tới nay khi đồng Euro trở thành tiền tệ chung của Châu Âu vào năm 1999. Trước đó, rổ tiền tệ của DXY bao gồm 10 loại tiền tệ, trong đó đồng Euro thay thế cho 05 đồng tiền tại khu vực Châu Âu trước đây là đồng Mark Tây Đức, đồng Franc Pháp, đồng Lira Ý, đồng Guilder Hà Lan, đồng Franc Bỉ. 

Cách sử dụng USD Dollar Index trong giao dịch

Chỉ số USD Index là một chỉ báo hữu ích trong việc đo lường xu hướng của đồng USD. Nó cũng thể hiện những xu hướng tỷ giá khác nhau đồng USD với các loại tiền tệ trong rổ chỉ số.

Biểu đồ chỉ số USD Index có thể được sử dụng trong phân tích kỹ thuật đối với đồng USD với các tiền tệ khác trong giao dịch ngoại hối. Dưới đây là những ví dụ cụ thể để bạn tham khảo:

Ví dụ 1: Cặp tiền tệ EUR/USD

Biểu đồ so sánh chỉ số USD Index và cặp EUR/USD
Biểu đồ so sánh chỉ số USD Index và cặp EUR/USD (Nguồn: Mitrade)

Có thể thấy rằng xu hướng của cặp tiền tệ EUR/USD và chỉ số USD Index di chuyển đối nghịch nhau trong cùng thời gian. Điều này cũng thể hiện khi đồng USD mạnh lên thì đồng EUR sẽ bị suy yếu tương ứng.

Khi trader muốn giao dịch cặp tiền tệ EUR/USD có thể sử dụng theo dõi chỉ số USD Index để đánh giá xu hướng.

Ví dụ 2: Cặp USD/JPY 

Biểu đồ so sánh chỉ số USD Index và cặp USD/JPY

Tương tự, cặp tiền tệ USD/JPY và chỉ số USD Index có xu hướng di chuyển đồng thuận với nhau theo thời gian. Khi đồng USD mạnh lên thì tỷ giá USD/JPY cũng sẽ tăng lên thể hiện sự suy yếu của đồng JYP. 

Ngoài ra, chỉ số USD Index còn là một chỉ báo quan trọng trong việc dự báo xu hướng thị trường chứng khoán. 

Biểu đồ so sánh chỉ số USD Index và chỉ số Dow Jones (US30) (Nguồn: Mitrade)
Biểu đồ so sánh chỉ số USD Index và chỉ số Dow Jones (US30) (Nguồn: Mitrade)

Giá trị đồng USD tăng lên hay chỉ số USD Index tăng mạnh thường là tín hiệu xấu đối với thị trường chứng Mỹ cũng như toàn cầu. Mặc dù không có sự đồng thuận tuyệt đối, nhưng xu hướng trái chiều thể hiện rõ đối với chỉ số USD Index và DJI.

Khi đồng USD mạnh lên, hay lãi suất tăng thì xu hướng gửi tiết kiệm tăng lên và doanh thu các doanh nghiệp có thể giảm khiến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi lợi nhuận không được đảm bảo mà phải chịu rủi ro cao thì thị trường chứng khoán sẽ trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư.

Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến USD Index

Chỉ số USD Index luôn biến động theo thời gian do các tác động khác nhau từ cung cầu, nền kinh tế toàn cầu cũng như nội tại nước Mỹ. Ngoài ra, những biến động từ chính sách tiền tệ và kinh tế thị trường từ các quốc gia trong rổ Dollar Index cũng là yếu tố trực tiếp thay đổi giá trị USD Index. Dưới đây là những phân tích chi tiết hơn những  yếu tố ảnh hưởng đó:

  • Cung cầu: Yếu tố đầu tiên tác động đến USD Index hay tỷ giá giữa các cặp tiền tệ với USD là quy luật cung cầu. Vì USD là đồng tiền dự trữ thế giới nên nó sẽ có cầu cao hơn tất cả các loại tiền khác. Khi cầu USD tăng thì cầu với các ngoại tế khác như EUR, JPY, GBP… khiến tỷ giá USD tăng hay USD Index sẽ tăng. Ngược lại khi cầu giảm, cung tăng thì sẽ khiến USD Index giảm.
 
  • Sức mạnh kinh tế: Vị thế hàng đầu của kinh tế Mỹ chính là chiếc phao cứu sinh đối với giá trị đồng USD. Ngoài ra, việc USD được xem như tiền tệ chung toàn cầu cũng gia tăng sức mạnh cho đồng USD. Thậm chí trong các điều kiện khủng hoảng kinh tế thì USD lại được xem như nơi trú ẩn an toàn với những nhà đầu tư khiến chỉ USD sẽ tăng lên.

Ví dụ: Khủng hoảng tài chính năm  toàn cầu 2008 có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ, tuy nhiên chỉ số USD lại tăng trong thời gian này vì  nhà đầu tư liên tục mua vào đồng USD để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.

 
  • Tỷ lệ lãi suất: Giá trị tiền tệ các quốc gia thường liên quan trực tiếp đến tỷ lệ lãi suất từ ngân hàng trung ương. Khi lãi suất tăng thì cầu tăng, vị thế của nó so với các loại tiền tệ khác cũng được củng cố. Điều này cũng thể hiện rõ trong thời gian gần đây khi chỉ số USD Index liên tục tăng theo xu hướng tăng lãi suất từ Fed.

Trên đây là 03 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số USD Index. Trader có thể tìm hiểu để phân tích sâu hơn các nhân tố góp phần tác động lên các yếu tố này như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP… 

Lịch sử phát triển của USD Dollar Index

Chỉ số USD Index được thiết lập vào tháng 03/1973 bởi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm theo dõi giá trị của đồng USD. Việc theo dõi giá trị đồng USD với các loại tiền tệ khác đã được thực hiện từ 02 năm trước đó, 1971, tuy nhiên sau khi tổng thống Nixon loại bỏ tiêu chuẩn về vàng trong năm này đã cho phép giá trị đồng USD thả nổi tự do trên thị trường ngoại hối.

Biểu đồ chỉ số USD Index (DXY) qua các năm
Biểu đồ chỉ số USD Index (DXY) qua các năm (Nguồn: Tradingview)

Chỉ số DXY bắt đầu tại mức điểm 100 và đạt đỉnh lịch sử vào tháng 3/1985 tại mức 163,83 điểm và mức thấp nhất lịch sử là 71,58 điểm vào tháng 4/2008.

Các sự kiện nổi bật trong lịch sử phát triển của chỉ số DXY 15 năm trở lại đây, bao gồm:

Năm 2006: Thiếu hụt thương mại tại Mỹ tăng nhanh khiến cho giá trị của chỉ số DXY liên tục giảm.

Năm 2008: Sau khi chạm đáy 71,58 điểm vào tháng 4/2008, chỉ số DXY bật tăng trở lại khi khủng hoảng tài chính diễn ra khiến lượng cầu USD tăng mạnh.

Năm 2009: Khi Ngân hàng trung ương Châu  u ECB hạ lãi suất để ứng phó với tình trạng khủng hoảng. Đồng USD bị bán mạnh và cầu tăng đối với đồng EUR khiến DXY giảm mạnh và chạm mốc 77,86 khi kết thúc năm.

Năm 2010 – 2011: DXY tăng trở lại trong nửa đầu năm 2010 do thất bại trong việc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, nhưng sau đó lại giảm sâu do khủng hoảng nợ tại Mỹ vào tháng 5/2011.  

Năm 2012 – 2014: DXY không có nhiều biến động khi điều kiện kinh tế vĩ mô không có nhiều đột phá.

Năm 2015: Kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Fed vào cuối năm 2014 đã thúc đẩy chỉ số DXY tăng mạnh và chạm mốc 100 vào tháng 2/2015 khi Mỹ cải thiện được cán cân thương mại cũng như giảm thiếu hụt ngân sách.

Năm 2016: Sau khi tăng mạnh vào năm 2015 thì DXY chững lại vào năm 2016 cho đến khi Donald Trump đắc cử vào cuối năm 2016 và có bài diễn thuyết hùng hồn về việc phát triển kinh tế. DXY chạm mốc 102 khi kết thúc năm 2016, cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.

Năm 2018: DXY giảm xuống dưới mức 100, chạm mốc 88,59 vào tháng 2 khi kinh tế Châu  u cải thiện, củng cố sức mạnh đồng EUR. Nhưng khi Fed tăng lãi suất liên tục thì chỉ số DXY lại tăng trở lại vào cuối năm và kết thúc năm ở mốc 96,17 điểm.

Năm 2020 – 2021: Chỉ số DXY có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid cũng như chính sách tiền tệ của Mỹ. Hạ lãi suất và thông qua các gói cứu trợ để hỗ trợ kinh tế. 

Những câu hỏi hay gặp về chỉ số USD Index

Chỉ số USD Index thường có những biến động liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế Mỹ và cung cầu thị trường, những thông tin được cập nhật thường xuyên và công khai là lợi thế giúp trader dự báo xu hướng và đầu tư.


Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ số USD Index sẽ yêu cầu nhà đầu tư có những kiến thức nhất định về tài chính cũng như phân tích kỹ thuật (nếu đầu tư ngắn hạn) để có khả năng xu hướng giá.

Trader có thể tham gia đầu tư chỉ số USD Index tại các công ty môi giới chứng khoán CFD uy tín hiện nay như Mitrade, Etoro, Icmarkets…

Việc đầu tư chỉ số USD Index vào thời điểm hiện tại khi chỉ số đang lập những đỉnh mới có thể khá rủi ro. Tuy nhiên, trader vẫn có thể tìm thấy những cơ hội đầu tư ngắn hạn tốt theo thông tin tăng lãi suất của Fed và các ngân hàng trung ương quốc gia khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Crypto Là Gì? Cách Đầu Tư Cryptocurrency Và Sàn Crypto Phổ Biến
12 Cuốn Sách Chứng Khoán Hay Nên Đọc Cho Người Mới Bắt Đầu Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao