USDT Tether

Bitcoin nổi tiếng trong thế giới thị trường tiền ảo về giá trị và biến động giá theo thời gian hình thành và phát triển thì Tether (USDT) lại nổi tiếng trong thị trường này về tính ổn định giá. Hai thái cực khác nhau như lại được yêu thích bởi giới đầu tư tiền ảo trong quá trình giao dịch và nắm giữ.

Vậy bạn đã biết đồng stablecoin USDT chưa? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả kiến thức cơ bản về đồng USDT và các ví USDT phổ biến.

Ghi chú nhanh

 Với vốn hóa thị trường khoảng 69 tỷ USD, USDT hiện tại đứng thứ #1 trong thị trường stablecoin nói riêng và thứ #5 thị trường tiền ảo nói chung.

USDT luôn giữ được mức giá ~ 1 USD từ lúc ra mắt thị trường đến nay, những biến động giá lên xuống chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và sau đó sẽ trở về giá cân bằng 1$.

 

USDT không thể khai thác giống như nhiều loại coin khác và mang tính tập trung cao nhưng lại có nhu cầu mua và nắm giữ lớn trong thị trường tiền ảo nhờ với tính ổn định giá của mình.

 
 

Mục Lục

USDT là gì? Làm thế nào để giữ giá trị 1$?

USDT (Tether) là một đồng tiền kỹ thuật số tạo ra dựa trên công nghệ blockchain, được hỗ trợ lưu hành bởi lượng tương ứng với đồng USD, khiến nó trở thành một đồng tiền ổn định với giá trị ~ 1 USD.

Bảng thông tin về Đồng USDT

Công ty phát triển

Tether Operations Limited

Website

https://tether.to/

Năm thành lập

2014

CEO

JL Van Der Velde

Vốn hóa thị trường

68.419.343.183,81 USD

Thị giá

1 USD

Xếp hạng

# 5

Thuật toán đồng thuật

PoW & PoS

Nền tảng công nghệ

Bitcoin blockchain

Tổng cung tối đa

N/A

Tổng cung hiện tại

71.385.677.465 USDT

Lượng cung hiện hành

68.400.170.064 USDT

Giá cao nhất lịch sử

1,21 USD (27/5/2017)

Giá thấp nhất lịch sử

0,917946 USD (24/4/2017)

Khi mới bắt đầu thành lập bởi 04 nhà đồng sáng lập (Brock Pierce, Reeve Collins, và Craig Sellars) vào tháng 7/2014, dự án được đặt dưới tên gọi “Realcoin”. Token đầu tiên của dự án được phát hành vào ngày 6/10/2014 trên mạng lưới blockchain của Bitcoin. Sau đó vào ngày 20/11/2014, CEO của Tether là Reeve Collins đã thông bảo đổi tên dự án thành “Tether” với ký hiệu token là USDT.

USDT ra đời với mục đích chính là tận dụng bản chất không bị hạn chế của những đồng tiền mã khóa giúp cho nó có thể được gửi và nhận giữa những người sử dụng mà không cần đến bên trung gian thứ ba với giá trị ổn định tương đương đồng USD.

Cách thức hoạt động của công nghệ Tether

USDT được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain của Bitcoin và hoạt động theo phương thức 03 lớp:

USDT được hoạt động theo phương thức 03 lớp
(Nguồn: Tether Whitepaper)

Lớp 01 – Bitcoin Blockchain. Sổ cái của Tether được nhúng trong mạng lưới blockchain Bitcoin như một dạng siêu dữ liệu (meta-data) thông qua hệ thống đồng thuận nhúng, Omni.

Lớp 02 – Omni Layer Protocol – Giao thức lớp Omni. Omni là một công nghệ nền tảng thực hiện các chức năng như:

● Phát hành và thu hồi những token USDT như một dạng siêu dữ liệu nhúng trong mạng lưới blockchain Bitcoin.

● Truy vết và báo cáo sự lưu thông đồng Tether thông qua Omnichest.info và Omnicore API.

● Giúp cho người sử dụng có thể giao dịch và lưu trữ Tether:

      + Thông qua hình thức P2P, biệt danh, môi trường được đảm bảo mã hóa.

      + Thông qua các mã nguồn mở, giao diện web, ví web được mã hóa: ví Omni.

      + Thông qua hệ thống hỗ trợ lưu trữ ngoại tuyến hay đa chữ ký.

Lớp 03: Tether Limited. Công ty Tether sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc:

● Chấp nhận khoản ký gửi bằng tiền pháp định và phát hành lượng USDT tương ứng.

● Gửi đi số tiền pháp định khách hàng rút và thu lại số USDT tương ứng.

● Giám sát lượng lưu trữ tiền pháp định đang hỗ trợ cho USDT lưu hành.

● Báo cáo công khai cơ chế Proof of Reserves (Bằng chứng dự trữ) và kết quả kiểm toán khác.

● Thực hiện và quản lý sự tích hợp với các ví Bitcoin/blockchai, sàn giao dịch, hay bên thu mua đã tồn tại.

● Điều hành mạng lưới Tether.to, một ví web cho phép người sử dụng gửi, nhận, lưu trữ và chuyển đổi Tether.

Cách giữ giá trị 1 USD của Tether

Ngay từ khi thành lập dự án Tether, những người sáng lập đã tuyên bố về mức giá ổn định của USDT so với đồng USD và duy trì giá trị tương đương trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay: 

Biểu đồ giá của USDT so với USD
Biểu đồ giá của USDT so với USD (Nguồn: Coinmarketcap.com)

USDT duy trì mức giá này nhờ vào 02 yếu tố:

► Dựa vào quá trình phát hành USDT thông qua ký gửi USD.

► Khi giá của USDT-USD xảy ra chênh lệch từ tỷ lệ 1:1 (hay mức giá 1$), những nhà đầu tư chênh lệch giá sẽ mang nó trở lại giá trị đồng bộ 1$.

Quy trình lưu chuyển Tether

Quy trình lưu chuyển Tether
(Nguồn: Tether Whitepaper)

Có 05 bước trong vòng lưu chuyển của Tether:

Bước 01: Người sử dụng sẽ ký gửi tiền pháp định vào trong tài khoản ngân hàng của công ty Tether Limited.

Bước 02: Tether Limited sẽ xuất và ghi nhận Tether vào tài khoản của người sử dụng.

Bước 03: Người sử dụng giao dịch với Tether: chuyển khoản, mua bán, lưu trữ Tether thông qua một nguồn mở, P2P, nền tảng giao dịch, hệ thống ẩn danh.

Bước 04: Người sử dụng ký gửi Tether với công ty Tether Limited để hoàn lại tiền pháp định.

Bước 05: Tether Limited thu hồi lại Tether và gửi tiền pháp định đến tài khoản người sử dụng.

Ngoài quy trình nhận Tether thông qua Tether Limited thì hiện nay, người sử dụng có thể có được USDT thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử hay chuyển nhận từ các cá nhân riêng lẻ sở hữu USDT, ví dụ như sàn Binance, Coinbase…

Khi có sự thay đổi giá (giảm hoặc tăng) đồng USDT với mức giá 1 USDT thì những nhà đầu tư chênh lệch giá sẽ thực hiện các giao dịch chuyển đổi đồng USDT thành USD và ngược lại trong hệ thống lưu chuyển USDT với Tether Limited hoặc Bitfinex, và ổn định lại giá trị của USDT.

So sánh USDT, USD và một số coin khác

Để hiểu thêm về sự khác biệt giữa USDT, USD và các đồng coin khác, chúng ta cùng nhìn vào bảng so sánh dưới đây:

Nội dung

USDT

USD

Tiền ảo

Biến động giá

Ổn định

Ổn định

Thay đổi

Phí giao dịch

Thấp

Cao

Thấp

Khả năng thanh khoản

Cao

Cao

Thay đổi theo loại tiền ảo

Tính phi tập trung

Không

Không

Đa phần phi tập trung

Nền tảng blockchain

Không

An toàn

Không chắn chắn

An toàn

Không chắc chắn

Tính nặc danh

Không

Quy định pháp lý

Không

Không

Thời gian giao dịch

Nhanh

Chậm

Nhanh

Như vậy, USDT là một dạng tiền mã hóa với sự kết hợp đặc điểm của tiền ảo và tiền pháp định. Nhưng ngoài đặc điểm lớn nhất là ổn định giá nhờ vào sự hậu thuẫn từ đồng USD thì USDT vẫn thiếu đi những đặc điểm an toàn mà USD có được và hoạt động trong môi trường biến động của thị trường tiền ảo.

Tác dụng của đồng USDT và người dùng USDT

Với sự phát triển bùng nổ của thị trường tiền mã hóa, thì xu hướng tạo ra các đồng tiền ảo mới với tính năng tương tự như tiền pháp định được giới công nghệ tài chính đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do tính biến động giá liên tục của các tiền ảo, khiến cho tính an toàn nắm giữ và sử dụng bị ảnh hưởng. USDT ra đời đã giải quyết được vấn đề chính này, với mức giá duy trì ổn định và giá trị tương đương với đồng tiền pháp định được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là USD.

USDT có nhiều tính hữu dụng trong thực tế, bao gồm:

✔ Thanh toán: USDT có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán trong các hoạt động mua bán hàng hóa.

✔ Giao dịch: Trader trên thị trường tiền điện tử có thể sử dụng USDT để giao dịch mua bán các loại đồng coin khác hoặc dễ dàng chuyển đổi thành USD với chi phí thấp.

✔ Cho vay: Nhiều nền tảng giao dịch tiền mã hóa cho người sử dụng vay đồng USDT với một mức lãi vay nhất định để sử dụng cho các mục đích giao dịch, đầu tư.

Nhờ vào những hữu dụng của USDT, mà số lượng người nắm giữ và sử dụng USDT ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2021 thì có đến 75% lượng giao dịch Bitcoin được thực hiện bằng USDT. Ngoài ra, USDT cũng chiếm đến ~ 81,21% tổng thị phần trong thị trường tiền mã hóa ổn định (stable coin). 

vốn hóa thị trường của stablecoin

Những người sử dụng USDT cũng gồm nhiều nhóm khác nhau:

● Những nhà đầu tư nước ngoài mà không có tài khoản USD.

● Những trader tiền mã hóa muốn giữ tài sản hay vốn đầu tư trong tài khoản thông qua một đồng coin ổn định giá.

● Những trader muốn giao dịch với mức phí thấp.

Nếu bạn cũng là một trader trong thị trường tiền ảo và muốn tránh sự biến động giá trong với nguồn vốn chưa giải ngân trong tài khoản, thì có thể lựa chọn các nắm giữ USDT. Cách thức nắm giữ USDT sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo của bài viết.

Cách nắm giữ USDT và những ví USDT hàng đầu

Để nắm giữ USDT, bạn có thể sử dụng những cách sau đây:

(1)   Lưu giữ USDT tại các ví riêng biệt dành cho nó.

(2)   Lưu giữ USDT tại các ví tiền ảo mà sàn giao dịch cung cấp.

Cách thức: 

Cách thức tạo ví USDT và nắm giữ

Hiện nay có rất nhiều các loại ví dành riêng cho USDT mà người sử dụng có thể lựa chọn. Dưới đây là 05 ví phổ biến nhất để bạn tham khảo:

Ví USDT

Mô tả

Tether Wallet

+ Link: https://tether.to/

+ Ví web

+ Sử dụng miễn phí

+ Đây là một ví USDT chính thức trên website của Tether thuộc quản lý và phát hành bởi công ty Tether cho việc lưu trữ đồng USDT. Ví này sử dụng chế độ bảo mật 2 lớp.

Lưu ý: Ví này từng xảy ra sự cố tấn công kỹ thuật vào năm 2017 và mất đi ~ 31 triệu USDT.

MyEtherWallet

+ Link: https://www.myetherwallet.com/

+ Ví desktop và di động.

+ Sử dụng miễn phí.

+ Đây là một loại ví có thể hỗ trợ ví cứng giống như Trezor và Ledger, với một mã nguồn mở giúp cho người sử dụng có thể kiểm tra miễn phí. Phiên bản dành cho desktop khá an toàn với khả năng lưu trữ ngoại tuyến trên thiết bị của người sử dụng.

Lưu ý: Ví này không cung cấp bất cứ dịch vụ hỗ trợ khách hàng nào.

Trezor Wallet

+ Link: https://trezor.io/

+ Ví cứng (hardware wallet)

+ Phí mua: ~ 63 USD trở lên

+ Đây là loại ví lưu trữ ngoại tuyến với hình dạng giống như một chiếc USB, với độ bảo mật cao và có khả năng lưu trữ rất nhiều loại tiền mã khóa khác nhau.

Lưu ý: Ví Trezor cũng từng bị một lỗi kỹ thuật năm 2017 khiến cho hacker đánh cắp được coin nhưng Trezor đã sửa lỗi ngay sau đó và hoàn lại coin cho người sử dụng.

CryptoWallet

+ Link: https://cryptowallet.com/

+ Ví web, di động

+ Sử dụng miễn phí

+ Người sử dụng có thể lưu trữ USDT tại CryptoWallet và kết hợp với việc sử dụng hay giao dịch USDT trong hệ thống cung cấp dịch vụ sàn giao dịch của CrytoWallet. Ví có tính năng bảo mật 2 lớp và dịch vụ hỗ trợ khách hàng hiệu quả.

Lưu ý: CryptoWallet có thể truy cập vào ví của người sử dụng thông qua khóa bảo mật với mục đích hỗ trợ khách hàng.

Binance Wallet

+ Link: https://www.binance.com/

+ Ví web, di động

+ Sử dụng miễn phí

+ Đây là ví tiền ảo cung cấp bởi sàn giao dịch Binance, người sử dụng có thể lưu trữ USDT tại đây, đồng thời sử dụng để giao dịch mua bán tiền ảo bất cứ lúc nào.

Lưu ý: Sàn Binance cũng từng xảy ra sự cố tấn công kỹ thuật vào năm 2019 và mất đi khoảng 7000 Bitcoin, nhưng sau đó được sử lý và hoàn lại cho người sử dụng.

Giao dịch tiền điện tử có bắt buộc phải mua USDT không?

Để giao dịch tiền điện tử thì trader KHÔNG bắt buộc phải mua USDT. USDT chỉ là một trong những lựa chọn cho trader trong việc mua bán các loại coin khác vì tính phổ biến của nó tại các sàn giao dịch. Thay ví mua USDT, trader có thể lựa chọn các hình thức khác như:

– Sử dụng tiền pháp định để giao dịch tiền điện tử thông qua hình thức hợp đồng chêch lệch CFD tại các sàn môi giới CFD như MiTrade, Fxpro, Icmarkets…

– Mua bán tiền điện tử bằng tiền pháp định thông qua hình thức P2P cung cấp bởi các sàn giao dịch như Binance, Remitano, Vicuta…

– Mua bán tiền điện tử phổ biến khác như Bitcoin, Ethereum… để giao dịch tiền điện tử.

Trader có thể tham khảo chi tiết về cách mua USDT và chơi USDT tại bài viết: https://www.mitrade.com/vn/forex/mua-usdt

Giao dịch tiền điện tử có bắt buộc phải mua USDT không?

Ưu điểm:

 

Giá ổn định. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến này, giá của USDT luôn dao động quanh mức 1 USD.

Chi phí giao dịch thấp. Miễn phí gửi và nhận đồng USDT giữa các loại ví của đồng coin này, đồng thời chi phí giao dịch với các loại tiền điện tử khác cũng khá thấp.

Thanh khoản cao: Được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử.

Tốc độ giao dịch nhanh chóng với thời gian giao dịch 24/7.

 

Một loại tiền điện tử giúp trader bảo vệ tài sản của mình tránh khỏi biến động giá. Nhờ vào tính ổn định về giá của USDT, trader có thể chuyển giá trị tài sản tiền ảo đang nắm giữ sang đồng USDT để tránh các biến động về giá khi thị trường xảy ra khủng hoảng.

Nhược điểm:

Thiếu sự minh bạch: Có nhiều nghi vấn xung quanh việc công ty Tether có thực sự duy trì tỷ lệ đảm bảo 1:1 giữa đồng USDT và USD, do khó có khả năng tiến hành một kiểm toán công khai và toàn diện với hệ thống lưu trữ và giao dịch USDT. Công ty Tether từng liên quan đến nhiều vướng mắc tài chính, trong đó có vụ bê bối với sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex tại Hongkong khi sàn này bị cáo buộc đã sử dụng USDT dự trữ để bù đắp khoản tiền USD đã mất của mình trong khi công ty Tether và Bitfinex có cùng ban điều hành.

Không có cấp phép hoạt động.

Tính tập trung: USDT được kiểm soát và phát hành bởi công ty Tether, điều này làm mất đi ưu thế lớn nhất của tiền điện tử đối với người sử dụng là tính phi tập trung.

 

Bị cáo buộc là lừa đảo: Với số lượng phát hành lớn hiện nay, khoảng 69 tỷ USDT, tương đương với việc công ty Tether đang nắm giữ ~ 69 tỷ USD, nhưng cách thức hoạt động lại không rõ ràng khiến cho nhiều người đưa ra cảnh báo về việc lừa đảo của Tether.

Các chuyên gia nói gì về đồng USDT?

Với vốn hóa không ngừng tăng lên và lượng phát hành mới của USDT trong năm 2021 (48 tỷ USDT, tương đương với 48 tỷ USD tiền ký gửi tại ngân hàng dự trữ, nâng tổng lượng USDT lưu hành lên khoảng 69 tỷ USDT) đã thu hút thêm rất nhiều sự chú ý của giới đầu tư và báo chí.

Các tạp chí hàng đầu thế giới về công nghệ, tài chính như Bloomberg, CNBC, The Verge, Forbes, Financial Times… đều đưa ra những cảnh báo về tính minh bạch trong hoạt động của Tether limited và ảnh hướng mang tính phá hủy thị trường tiền ảo nếu như đồng USDT sụp đổ. Những cuộc tranh luận chính diễn ra xung quanh các vấn đề như:

– Mối quan hệ giữa sàn giao dịch Bitfinex và công ty Tether Limited. Lo ngại về việc công ty Tether Limited không thực sự nắm giữ đủ số tiền USD để hỗ trợ giá trị cho tất cả số lượng đồng USDT mà nó đã phát hành. Trong khi đó số lượng USDT phát hành mới của Tether Limited là được chuyển đến sàn Bitfinex để mua Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong hoạt động chuyển đổi tiền tệ tại Tether và Bitfinex.

– Một báo cáo giấu tên cũng cho rằng Tether chịu trách nhiệm cho khoảng 48,8% mức tăng giá của Bitcoin năm 2017.

Trưởng phòng phát triển kinh doanh của APAC, Thomas Glucksmann, nói rằng nếu có sự cố nào đó xảy ra đối với đồng USDT, thì nó có thể dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng trong thanh khoản tại các sàn tiền ảo với hỗ trợ giao dịch bằng đồng USD, và làm giá của tiền ảo lao dốc”.

Chủ tịch Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC), Gary Gensler, cũng đưa ra những ám chỉ rằng dạng tiền ảo ổn định giá (stablecoin) như Tether có thể không thực sự thuộc thẩm quyền quản lý của SEC. Tuy nhiên, họ sẽ ban hành các quy định để bảo vệ nhà đầu tư và cho rằng những công ty như Tether sẽ thuộc dạng công ty đầu tư và chứng khoán cần phải có cấp phép để hoạt động tại Mỹ.

Năm 2019, Bộ trưởng tư pháp New York, Letitia James, đã lên tiếng về cuộc điều tra hoạt động và mối quan hệ giữa sàn giao dịch Bitfinex và công ty Tether, khi phát giác ra rằng Bitfinex đã sử dụng USDT để bù đắp cho khoản thua lỗ 850 triệu USD của sàn này. Điều này cũng dẫn đến việc cấm các hoạt động kinh doanh của Tether tại New York.

Như vậy, đối với các chuyên gia trong ngành thì USDT không nhận được những đánh giá tích cực mà còn là một quả bom nổ chậm có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền ảo bất cứ lúc nào.

FAQ liên quan đến đồng Tether

Một số câu hỏi liên quan đến đồng USDT mà bạn đọc có thể quan tâm:

Có thể mua USDT bằng VNĐ không?

Có. Bạn có thể mua trực tiếp USDT thông qua các sàn giao dịch tiền ảo như Binance, Remitano, Fiahub… qua hình thức thanh toán P2P.

Có nên đầu tư vào USDT để kiếm lợi nhuận không?

Không. USDT là một dạng tiền ảo ổn định giá, chính việc vậy việc đầu tư vào USDT để kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch giá không phải là ý tưởng tốt. Thay vào đó, trader có thể chuyển đổi tiền ảo sang USDT trong trường hợp lo ngại thị trường biến động mạnh, nhằm đảm bảo giá trị tài sản.

Giữ USDT có an toàn không?

Hiện tại USDT là đồng tiền lớn nhất trong những đồng coin ổn định giá với vốn hóa lớn, tuy nhiên lại vướng lại nhiều tranh luận không tích cực về tính minh bạch trong hoạt động và giá trị thực sự được hỗ trợ từ đồng USD. Điều này khiến cho việc giữ USDT sẽ tồn tại những rủi ro tiềm ẩn mà người sử dụng cần phải theo sát các thông tin truyền thông và diễn biến của công ty Tether Limited.

USDT có thực sự được hỗ trợ từ USD với tỷ lệ 1:1 không?

Không chắc chắn. Tỷ lệ hỗ trợ 1:1 giữ USDT và USD được công ty phát hành là Tether Limited công bố, nhưng không có một kiểm toán công khai độc lập nào xác nhận việc này. Trong vụ việc điều tra từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ năm 2019, Luật sư bên phía Tether thừa nhận việc hỗ trợ này chỉ đang đạt ở mức 74%.

USDT có bị giới hạn sử dụng và giao dịch ở quốc nào và lãnh thổ nào không?

Có. Hiện tại Tether không được cấp phép hoạt động bởi bất cứ tổ chức tài chính hay cơ quan chính phủ nào. Có nhiều quốc gia hiện nay đã ban hành quy định cấm hoặc hạn chế việc giao dịch và sử dụng nền tảng Tether như Cubam Hàn Quốc, Iran, Singapore, Pakistan… 

Rate this post
F319: Những thông tin thú vị và tính năng hữu ích của diễn đàn chứng khoán F319
Top 9 APP đầu tư tài chính Tốt nhất để kiếm tiền online tại nhà 2022